tailieunhanh - Hoài Thanh – nhà lí luận văn học đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ văn học
Hoài Thanh – nhà lí luận văn học đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học . Trần Đình Sử Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Do ảnh hưởng của Thi nhân Việt Nam quá lớn, người ta thường chỉ nói đến nhà phê bình văn học lỗi lạc Hoài Thanh mà quên rằng ông còn là nhà lí luận văn học xuất sắc bậc nhất của thế kỉ XX. Hoạt động lí luận của Hoài Thanh chủ yếu diễn ra trong khoảng bốn, năm năm từ 1935 đến1939, thời gian tuy không nhiều nhưng. | Hoài Thanh - nhà lí luận văn học đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học . Trần Đình Sử Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Do ảnh hưởng của Thi nhân Việt Nam quá lớn người ta thường chỉ nói đến nhà phê bình văn học lỗi lạc Hoài Thanh mà quên rằng ông còn là nhà lí luận văn học xuất sắc bậc nhất của thế kỉ XX. Hoạt động lí luận của Hoài Thanh chủ yếu diễn ra trong khoảng bốn năm năm từ 1935 đến1939 thời gian tuy không nhiều nhưng đã để lại một ấn tượng và thành tựu đáng nhớ của thế kỉ. Ông không chỉ là người khởi xướng và tham gia vào cuộc tranh luận nghệ thuật có tầm vóc to lớn nhất trong thế kỉ mà còn là đề xướng nhiều tư tưởng văn học tiến bộ để lại những trang văn sâu sắc và tinh tế có tính chất cổ điển. Là một nhà văn cuộc đời của Hoài Thanh gắn bó sâu sắc với tiến trình văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá đầu thế kỉ XX là nhân vật xuyên qua hai giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam và ở giai đoạn nào ông cũng có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Trong bài phát biểu ngắn này tôi chỉ xin nói một điều đó là Hoài Thanh là người đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học một yêu cầu hàng đầu của tính hiện đại. Trước khi trở thành nhà phê bình văn học nổi tiếng với Thi nhân Việt Nam 1941 Hoài Thanh đã xuất hiện trên văn đàn như một nhà lí luận văn học một người viết tiểu luận về nghệ thuật. Những tiểu luận lí luận văn học được ông viết đều đặn từ năm 1935 12 bài năm 1936 cuốn Văn chương và hành động 8 bài báo . Từ năm 1939 ông chuyển dần sang viết phê bình văn học. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay nhắc đến Hoài Thanh trước 1945 ngoài nhà phê bình lỗi lạc tinh tế hầu như ít người nghĩ rằng ông là nhà lí luận văn học bởi họ vẫn còn ám ảnh định kiến xem ông chỉ là người chủ trương một lí thuyết sai lầm là thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật một đối tượng đáng phê phán của nhà văn cách mạng Hải Triều Cách nhìn nhận có tính chất áp đặt như thế đã xảy ra từ lâu và mặc dù Hoài Thanh đã phản đối nhưng vì một lối phê bình
đang nạp các trang xem trước