tailieunhanh - Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng

Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng ThS. Lê Quang Trường Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học KHXH&NV Chí Minh. Ngải Thanh tên thật là Tưởng Hải Trừng (sinh ngày 27-3-1910, mất ngày 5-5-1996) sinh ra trong một gia đình địa chủ họ Tưởng, tại làng Kim Hoa, huyện Tưởng, tỉnh Chiết Giang. Ông là một trong những nhà thơ mới Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ mới ở thời kỳ sau. Mặc dù, Ngải Thanh ít được biết đến và không có ảnh hưởng gì đối với. | Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng ThS. Lê Quang Trường Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học KHXH NV Chí Minh. Ngải Thanh tên thật là Tưởng Hải Trừng sinh ngày 27-3-1910 mất ngày 5-5-1996 sinh ra trong một gia đình địa chủ họ Tưởng tại làng Kim Hoa huyện Tưởng tỉnh Chiết Giang. Ông là một trong những nhà thơ mới Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ mới ở thời kỳ sau. Mặc dù Ngải Thanh ít được biết đến và không có ảnh hưởng gì đối với Việt Nam nhưng từ bài viết này dẫu chưa thể đề cập đến những nhà thơ mới ở Việt Nam chúng ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó Ngải Thanh có những nét gần giống với Chế Lan Viên. Nếu có điều kiện chúng tôi nghĩ thử so sánh phong cách của hai nhà thơ khá đặc biệt của hai nước này tin chắc có nhiều điều thú vị. Bài viết chủ yếu vẫn là đi vào tìm hiểu phong cách thơ Ngải Thanh trong mối quan hệ chịu ảnh hưởng phong cách từ phái tượng trưng. Nhưng như ông từng phát biểu ông hoàn toàn không phải là nhà thơ thuộc phái tượng trưng mà vẫn nhận mình là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa. Có điều trong sáng tác của ông vẫn mang đậm dấu ấn nghệ thuật của chủ nghĩa tượng trưng. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khi so sánh Ngải Thanh với Tang Khắc Gia thường lấy sáng tác thơ trong tập Dấu ấn Lạc ấn của Tang Khắc Gia và tập Đại Yen Hà - bảo mẫu của tôi Đại Yen Hà - ngã đích bảo mẫu làm tiêu chí bởi đây là hai tập thơ đánh dấu phong cách thơ của hai ông. Nếu đứng trên hai tiêu chí này thì Tang Khắc Gia và Ngải Thanh đều được xem là những nhà thơ mới trên thi đàn năm 1933. Cùng xuất hiện trên thi đàn vào những năm 30 của thế kỷ XX ở mỗi tác giả có một tính chất và ý nghĩa quan trọng riêng nhưng nếu khảo sát một cách tổng thể tình hình thi đàn trong giai đoạn trước và lúc bấy giờ thì họ có nhiều điểm giống nhau. Về điểm giống nhau trong nghệ thuật họ đều có lối thơ rõ ràng trong sáng và tản mạn tự nhiên. Lối thơ này bắt đầu từ phong trào Ngũ tứ nhưng khi dòng thơ mới tiếp tục phát triển hiển nhiên nó không thể tiếp tục chấp .