tailieunhanh - Những sử liệu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam
Những sử liệu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam Tuy vào năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6 [1054] vua Lý Thái Tông đặt tên nước ta là Đại-Việt, nhưng quốc hiệu này chỉ được dùng trong nội bộ; bấy giờ Trung-Quốc vẫn gọi nước ta là Giao-Chỉ. Thời vua Lý Anh Tông Chính Long Báo Ứng năm thứ 2 [1164], nhà Tống đổi Giao-Chỉ thành An-Nam quốc. Kể từ đó cho đến cuối thời Hậu Lê, tên nước An-Nam được dùng trong việc bang giao với Trung-Quốc; Riêng trong nước, muốn chứng tỏ sự độc lập, vẫn. | Những sử liệu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam Tuy vào năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6 1054 vua Lý Thái Tông đặt tên nước ta là Đại-Việt nhưng quốc hiệu này chỉ được dùng trong nội bộ bấy giờ Trung-Quốc vẫn gọi nước ta là Giao-Chỉ. Thời vua Lý Anh Tông Chính Long Báo Ứng năm thứ 2 1164 nhà Tống đổi Giao-Chỉ thành An-Nam quốc. Kể từ đó cho đến cuối thời Hậu Lê tên nước An-Nam được dùng trong việc bang giao với Trung-Quốc Riêng trong nước muốn chứng tỏ sự độc lập vẫn dùng quốc hiệu là Đại-Việt Ngoại trừ nhà Hồ đặt quốc hiệu là Đại-Ngu . Điều này giải thích tại sao hai nhà viết sử dưới đời nhà Trần Sử-thần Lê Văn Hưu đặt tên cho bộ sử là Đại-Việt sử ký trong khi Lê Trắc sống lưu vong tại Trung-Quốc phải đặt tên cho bộ sử làAn-Nam chí lược. Trong văn thư giao dịch với nước ta dưới thời Tây Sơn nhà Thanh vẫn dùng quốc hiệu An-Nam. Sau khi thống nhất đất nước Gia Long gửi biểu văn sang nhà Thanh xin đặt lại tên nước là Nam-Việt. Việc làm này khiến vua Gia Khánh cực lực phản đối vì sợ Gia Long dùng tên nước cũ thời Triệu Đà để đòi lại đất của Nam-Việt gồm cả hai tỉnh Quảng-Đông Quảng-Tây. Gia Khánh lại còn lo Gia Long thừa thắng xông lên dùng võ lực để dành lại đất nên ra lệnh báo động đề phòng tại hai tỉnh này. Dưới đây là chỉ dụ của vua Gia Khánh ra lệnh cho Tổng-đốc Lưỡng-Quảng Tôn Ngọc Đình phải đối phó với tình hình cùng bác bỏ điều xin của Gia Long Ngày 20 tháng 12 năm Gia Khánh thứ 7 13 1 1803 Dụ các Quân Cơ Đại Thần Hôm qua Tôn Ngọc Đình tấu dâng biểu văn thỉnh phong của Nguyễn Phúc Ánh Gia Long Trẫm đã duyệt đọc kỹ việc xin phong tên nước hai chữ Nam-Việt không thể chấp nhận được. Địa danh Nam-Việt bao hàm rất lớn khảo sử xưa hai tỉnh Quảng-Đông Quảng-Tây đều nằm ở trong đó. Nguyễn Phúc Ánh là tiểu Di nơi biên giới tuy hiện nay có được toàn đất An-Nam bất quá lãnh thổ bằng đất Giao-Chỉ xưa là cùng làm sao lại được xưng là Nam-Việt. Biết đâu đây không phải là ý muốn khoe khoang tự thị của ngoại Di xin thay đổi quốc hiệu để thử bụng Thiên triều trước đương .
đang nạp các trang xem trước