tailieunhanh - TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT THỦY TINH AUSTRALIA VÀ CUỘC TRANH LUẬN 70 NĂM TRƯỚC

Năm nay, 2009 là 70 năm tròn kỷ niệm cuộc tranh luận nảy lửa giữa một bên là ngài E. Jonchère - tân giám đốc trường Tối cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với một cựu sinh viên của trường - họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung. Thực tình, tôi đã bị những sự việc bề bộn làm quên khuấy đi mất. Nhưng sự kiện nghệ thuật trưng bày tác phẩm của tám nghệ sỹ thủy tinh Đương đại úc đã làm người viết sực nhớ lại cuộc bút chiến 70 năm trước. Trước hết xin giới thiệu sơ qua. | TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT THỦY TINH AUSTRALIA VÀ CUỘC TRANH LUẬN 70 NĂM TRƯỚC Năm nay 2009 là 70 năm tròn kỷ niệm cuộc tranh luận nảy lửa giữa một bên là ngài E. Jonchère - tân giám đốc trường Tối cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với một cựu sinh viên của trường - họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung. Thực tình tôi đã bị những sự việc bề bộn làm quên khuấy đi mất. Nhưng sự kiện nghệ thuật trưng bày tác phẩm của tám nghệ sỹ thủy tinh Đương đại úc đã làm người viết sực nhớ lại cuộc bút chiến 70 năm trước. Trước hết xin giới thiệu sơ qua về triển lãm nghệ thuật thủy tinh Đương đại có tên gọi Trắng nóng khai mạc ngày 19 6 vừa kết thúc ngày 28 6. Đại sứ quán úc mong muốn đây sẽ là sự kiện nghệ thuật Đương đại quan trọng tại Hà Nội. Tiếc rằng trong lời giới thiệu triển lãm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khi nói về các tác giả ban tổ chức đã dùng từ nghệ nhân mà theo nguyên văn phải là nghệ sỹ artist . Có lẽ ở Việt Nam vẫn duy trì một quan niệm rất xưa là nghệ sỹ thì vẽ tranh nặn tượng còn thổi thủy tinh chỉ là hạng nghệ nhân loanh quanh với mấy thứ như ống thông phong đèn dầu gạt tàn hay lọ hoa. ý kiến của họa sỹ Trần Khánh Chương trong ngày khai mạc trước báo giới đã nhấn mạnh đến tính tiên phong và phẩm chất sáng tạo của các nghệ sỹ. Ông nói Việc dùng thủy tinh để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng cho thấy bất cứ chất liệu nào được đào sâu nghiên cứu cũng có thể tạo nên tác phẩm nghệ thuật ẩn chứa những ý tưởng sâu xa của người nghệ sĩ. Những tác phẩm của các nghệ sỹ Jessica Loughlin Janice Vitkovsky Brenden Scott French Deirdre Feeney Itzell Tazzyman Wedndy Fairclough Tom Moore và Nadège Desgenetez đã cho tôi ngẫm nghĩ về những khái niệm nghệ nhân -nghệ sỹ mỹ thuật - mỹ nghệ mỹ thuật tạo hình - mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam. Năm 1939 khi ngày tân Giám đốc trường Mỹ thuật Đông Dương tuyên bố về những cải cách đào tạo trong nhiệm kỳ của ông Tôi đi Hà Nội chuyến này chỉ muốn đào tạo những thợ mỹ nghệ chứ không phải là nghệ sỹ - ông đã bị các họa sỹ trường Mỹ thuật Đông Dương cực lực