tailieunhanh - Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -2

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 2 . Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Về cơ bản có thể cho rằng quan niệm như thế về mối quan hệ giữa hiện tại với di sản quá khứ là không sai. Tuy nhiên nhìn sâu hơn vào sự nhất quán của Jauss trong việc áp dụng lôgic hỏi và đáp vào mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ có liên quan đến một phương diện khác: quan niệm nghệ thuật của ông. Trước tiên là quan niệm về cái mới,. | Hans Robert Jauss Lịch sử văn học là lịch sử tiêp nhận 2 . Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh về cơ bản có thể cho rằng quan niệm như thế về mối quan hệ giữa hiện tại với di sản quá khứ là không sai. Tuy nhiên nhìn sâu hơn vào sự nhất quán của Jauss trong việc áp dụng lôgic hỏi và đáp vào mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ có liên quan đến một phương diện khác quan niệm nghệ thuật của ông. Trước tiên là quan niệm về cái mới cái hiện đại cái phủ định. Tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó xây dựng được một tầm đón đợi mới dẫn đến một sự thay đổi tầm tức khi nó đưa lại một cái mới phủ định tác phẩm trước nó qua việc nhận ra vấn đề mà tác phẩm trước để lại. Ngay cả nghệ thuật cổ điển vào thời kỳ nó hình thành cũng chưa xuất hiện là cổ điển mà chỉ như một cách nhìn mới cái nhìn khác trước và như thế nó có thể đã tiền tạo những kinh nghiệm mới 187 188 . Nó chỉ trở thành cổ điển từ cái nhìn của thời sau và do đó đã che đậy tính phủ định nguyên thuỷ của nó và chúng ta buộc phải lấy lại tầm câu hỏi đích thực chống lại tính chất cổ điển đã được chính thức hoá 187 . Mặt khác việc Jauss bác bỏ sự khẳng định của Gadamer về tính chất nguy ên mẫu của nghệ thuật cổ điển - một khái niệm được Gadamer tiếp thu từ Hegel -đối với sự trung giới lịch sử còn do trong quan niệm nghệ thuật này hàm chứa khái niệm mô phỏng tạm dịch từ Mimesis đã được Gadamer giải thích là sự tái nhận thức trong cách trình bày mang tính chất bản thể luận của ông này về kinh nghiệm nghệ thuật khi khẳng định điều mà người ta thực sự trải nghiệm và nhắm tới ở một tác phẩm nghệ thuật . là nó chân thật như thế nào nghĩa là người ta nhận thức và tái nhận thức cái gì cũng như chính bản thân mình đến mức độ nào 15 187 . Rõ ràng Jauss không công nhận khái niệm mô phỏng trong quan niệm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật cổ điển nói riêng vì nó nói đến tính chân thật sự nhận thức và tái nhận thức không phù hợp với quan niệm nghệ thuật có tính chất tiền phong và hiện đại chủ nghĩa của ông. Đương .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN