tailieunhanh - Ký pháp nghịch đảo Ba-Lan và phương pháp tính giá trị biểu thức toán học

Khi lập trình, tính giá trị một biểu thức toán học là điều quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều ứng dụng (như chương trình vẽ đồ thị hàm số chẳng hạn, trong đó chương trình cho phép người dùng nhập vào hàm số), ta cần phải tính giá trị của một biểu thức được nhập vào từ bàn phím dưới dạng một chuỗi. Với các biểu thức toán học đơn giản (như a+b) thì bạn có thể tự làm bằng các phương pháp tách chuỗi “thủ công”. Nhưng để “giải quyết” các biểu thức có dấu ngoặc,. | Ký pháp nghịch đảo Ba-Lan và phương pháp tính giá trị biểu thức toán học Khi lập trình tính giá trị một biểu thức toán học là điều quá đỗi bình thường. Tuy nhiên trong nhiều ứng dụng như chương trình vẽ đồ thị hàm số chẳng hạn trong đó chương trình cho phép người dùng nhập vào hàm số ta cần phải tính giá trị của một biểu thức được nhập vào từ bàn phím dưới dạng một chuỗi. Với các biểu thức toán học đơn giản như a b thì bạn có thể tự làm bằng các phương pháp tách chuỗi thủ công . Nhưng để giải quyết các biểu thức có dấu ngoặc ví dụ như a b c d e f thì các phương pháp tách chuỗi đơn giản đều không khả thi. Trong tình huống này ta phải dùng đến Ký Pháp Nghịch Đảo Ba Lan Reserve Polish Notation - RPN một thuật toán kinh điển trong lĩnh vực trình biên dịch. Để đơn giản cho việc minh họa ta giả định rằng chuỗi biểu thức mà ta nhận được từ bàn phím chỉ bao gồm các dấu mở ngoặc đóng ngoặc 4 toán tử cộng trừ nhân và chia - các toán hạng đều chỉ là các con số nguyên từ 0 đến 9 không có bất kỳ khoảng trắng nào giữa các ký tự. Thế nào là ký pháp nghịch đảo Ba Lan Cách trình bày biểu thức theo cách thông thường tuy tự nhiên với con người nhưng lại khá khó chịu đối với máy tính vì nó không thể hiện một cách tường minh quá trình tính toán để đưa ra giá trị của biểu thức. Để đơn giản hóa quá trình tính toán này ta phải biến đổi lại biểu thức thông thường về dạng hậu tố - postfix cách gọi ngắn của thuật ngữ ký pháp nghịch đảo Ba Lan . Để phân biệt hai dạng biểu diễn biểu thức ta gọi cách biểu diễn biểu thức theo cách thông thường là trung tố -infix vì toán tử nằm ở giữa hai toán hạng . Ký pháp nghịch đảo Ba Lan được phát minh vào khoảng giữa thập kỷ 1950 bởi Charles Hamblin - một triết học gia và khoa học gia máy tính người Úc - dựa theo công trình về ký pháp Ba Lan của nhà Toán học người Ba Lan Jan Lukasiewicz. Hamblin trình bày nghiên cứu của mình tại một hội nghị khoa học vào tháng 6 năm 1957 và chính thức công bố vào năm 1962. Từ cái tên hậu tố các bạn cũng đoán ra phần nào là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN