tailieunhanh - Điều trị Bệnh tả

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, lây truyền nhanh bằng đường tiêu hóa với các biểu hiện chính là ỉa lỏng, nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến rối loạn nước và điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 19, sau đó lan rộng sang các nước khác, đã gây ra nhiều vụ đại dịch. ở nước ta, trong những tháng cuối năm 2007, và 4tháng đầu. | Bệnh tả Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra lây truyền nhanh bằng đường tiêu hóa với các biểu hiện chính là ỉa lỏng nôn nhiều lần nhanh chóng dẫn đến rối loạn nước và điện giải trụy tim mạch suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Ản Độ vào đầu thế kỷ 19 sau đó lan rộng sang các nước khác đã gây ra nhiều vụ đại dịch. ở nước ta trong những tháng cuối năm 2007 và 4tháng đầu năm 2008 dịch tiêu chảy cấp đã diễn ra hết sức phức tạp và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong số các trường hợp tiêu chảy cấp đó có một tỷ lệ dương tinh với phẩy khuẩn tả. Trong phạm vi bài viết này xin đề cập một số nét về phẩy khuẩn tả bệnh tả và cách phòng bệnh để mọi người có biện pháp phòng tránh hữu hiệu. 1. Phẩy khuẩn tả có cấu tạo như thế nào Phẩy khuẩn tả có tên khoa học là Vibrio cholerae thuộc họ Vibrionaceae là vi khuẩn có hình cong như dấu phẩy nên gọi là phẩy khuẩn bắt màu gram âm không sinh nha bào di động được nhờ có lông phát triển tốt trên môi trường thường và môi trường kiềm dễ bị diệt bởi nhiệt độ 85 độ C trong vòng 5 phút hóa chất và môi trường acid. Ở môi trường thích hợp như trong nước thức ăn trong các động vật biển như cá cua sò biển. nhất là trong nhiệt độ lạnh chúng có thể sống được vài ngày đên vài tuần. Vibrio cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận trước đây người ta cho rằng chỉ có nhóm huyết thanh 01 là gây bệnh tả tuy nhiên từ năm 1992 người ta đã phát hiện thêm nhóm huyết thanh O139 cũng đã gây ra các vụ dịch tả lớn ở miền nam Ản Độ Bangladesh rồi sau đó ở Thái Lan miền tây Trung Quốc. Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả - đây là nội độc tố ngoài ra chúng có thể sản xuất ra men Mucinase và Neuraminidase làm giảm tấc dụng bảo vệ của chất nhầy và gây tổn thương cấu trúc của màng tế bào niêm mạc ruột. Chúng có thể chuyển hóa trong thiên nhiên thay đổi tính di truyền do đột biến và kháng nhiều loại kháng sinh - đó là vấn đề hết sức khó khăn trong điều trị và ngăn chặn dịch .