tailieunhanh - Tiểu luận: Nhận thức luận trong triết học của Kant

Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, triết học cổ điển Đức là một giai đoạn phát triển rất quan trọng, xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII và tồn tại cho đến hết thế kỷ XIX, cùng với Phoiơbăc, Hêghen, thì Kant là một trong những đại biểu tiêu biểu nhất. Những đóng góp quan trọng của Kant làm cho ông xứng đáng là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức vĩ đại này. Triết học cổ điển Đức được xem là sự chuẩn bị lý luận đầy đủ nhất cho sự ra đời của triết học Mác | Khi xác định nhiệm vụ của “Triết học lý luận” là vạch ra xem khoa học sản sinh ra tri thức như thế nào, Kant đã chỉ ra đối tượng nhận thức của con người là thế giới và bản thân thế giới này được Kant chia thành hai, thế giới “vật tự nó” mang tính siêu nghiệm và thế giới hiện tượng có tính thường nghiệm. Từ đó, Kant đi vào nghiên cứu quá trình nhận thức của con người và ông cho rằng trong hoạt động nhận thức, con người có được tri thức bởi một năng lực tiên thiên là lý tính lý luận với các cấp độ: cảm năng, trí năng và lý năng; và ông đi sâu phân tích cơ cấu bên trong của mỗi cấp độ để vạch ra công cụ và kết quả của quá trình nhận thức. Đó là cái nhìn xuyên suốt của Kant trong tiến trình triển khai “triết học lý luận” của mình; bao gồm trong đó sự xuất hiện lập trường duy tâm, nhị nguyên luận, bất khả tri cũng như những cống hiến tích cực và hạn chế lịch sử của ông. Mặc dù có những hạn chế nhất định, song chừng ấy cũng đủ để thấy rằng, Kant là một nhà triết học vĩ đại của nền triết học cổ điến Đức nói riêng và lịch sử triết học nhân loại nói chung. Ông có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, trong đó “triết học lý luận” là một trong những hạt nhân cơ bản đã thể hiện rõ những cống hiến ấy./

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.