tailieunhanh - Tiểu luận : Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn liên tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư. Vì vậy, cần phải có một cơ chế chuyển vốn từ những nơi có vốn dư thừa đến những nơi đang cần vốn. Việc đi vay, cho vay và góp vốn này được thực hiện qua các trung gian tài chính như: ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và. | Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bắng VNĐ, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của CNTT, các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, PC banking, mobile banking. Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lê đáng kể. Hình thức huy động ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn, lượng kiều hối qua các ngân hàng tăng mạnh. Các NHTM Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, góp phần phát triển dịch vụ NHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong thanh toán.
đang nạp các trang xem trước