tailieunhanh - THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT

Thăng Long - Hà Nội vốn là cố đô Ngàn năm văn hiến. Với nhà khảo cổ học lịch sử và nghệ thuật, còn là miền đất cổ, nơi đã tìm thấy dấu vết con người thời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau và thời đồng thau cực thịnh. Đó là ngẫu tượng đá Văn Điển; Trống Đồng cùng với kho mũi tên đồng và vết tích của lò đúc đồng cùng những mảnh gốm thô ở di chỉ Cổ Loa, kinh đô Nhà nước Âu Lạc của vua Thục, thế kỷ III TCN, là những dẫn. | THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT Tượng đài vua Lý THái Tổ-một trong những công trình mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Thăng Long - Hà Nội vốn là cố đô Ngàn năm văn hiến. Với nhà khảo cổ học lịch sử và nghệ thuật còn là miền đất cổ nơi đã tìm thấy dấu vết con người thời đại đá mới đầu thời đại đồng thau và thời đồng thau cực thịnh. Đó là ngẫu tượng đá Văn Điển Trống Đồng cùng với kho mũi tên đồng và vết tích của lò đúc đồng cùng những mảnh gốm thô ở di chỉ Cổ Loa kinh đô Nhà nước Âu Lạc của vua Thục thế kỷ III TCN là những dẫn chứng thuyết phục. Ngược bến thời gian Thăng Long còn là thành Đại La do Cao Biền viên tướng kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường Trung Hoa xây dựng vào thế kỷ thứ IX thời Bắc thuộc. Về thời gian lịch sử hai toà thành cách nhau hai thế kỷ. Nhưng về thuật ngữ và phong cách nghệ thuật không ít nhà nghiên cứu còn ngộ nhận hoặc lầm lẫn giữa hai phong cách Đại La đời Đường và Thăng Long đời Lý. Điển hình là kiến trúc sư Giáo sư lịch sử mỹ thuật trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương Hà Nội Louis Bezacier 1 người Pháp được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội còn uỷ quyền trông coi việc trùng tu các di tích cổ. Ông đã cho khai quật chân tòa bảo tháp đá chùa Phật Tích - Bắc Ninh đã thu thập được nhiều hiện vật đá và gốm lại có nguyên một cái nền bằng gạch mỗi viên gạch có ghi niên hiệu Lý Gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo tức làm năm thứ III triều Lý Thánh Tông niên hiệu Long Thụy Thái Bình 1057 . Quanh nền gạch lại đào được rải rác những hình rồng khắc bằng đất nung cũng có niên hiệu đó và nhiều đồ đá không có niên hiệu. Nhưng những con rồng đá chạm ở Phật Tích với những con rồng đá chạm ở trên bia chùa Long Đọi - Hà Nam tạc năm 1120 thời Lý hoặc những con rồng tạc trên đá tìm thấy ở Quần Ngựa Ngọc Hà Vĩnh Phúc Ba Đình Hà Nội chúng đều giống hệt nhau. Đó là những con rồng mình tròn và thanh tú như mình rắn nhẵn nhụi hoặc có vẩy mờ thoăn thoắt uốn lượn những khúc cong như thắt túi nhỏ dần về phía đuôi. Theo đại