tailieunhanh - Luận văn tốt nghiệp: Đào tạo nguồn nhân lực dưới đại học cho phát triển công nghiệp

Bước sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức trong phát triển kinh tế. Để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém kinh tế. Công nghiệp là lĩnh vực có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc thực hiện các nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để xây dựng được một nền công. | LỜI MỞ ĐẦU Bước sang nền kinh tế thị trường đất nước ta đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức trong phát triển kinh tế. Để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công nghiệp hoá hiện đại hoá là con đường tất yếu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém kinh tế. Công nghiệp là lĩnh vực có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc thực hiện các nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để xây dựng được một nền công nghiệp có trình độ hiện đại cơ cấu hợp lý hiệu quả vấn đề đặt ra là ta phải phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp. Nước ta lực lượng lao động dồi dào chất lượng còn hạn chế hơn nữa việc khai thác sử dụng số lao động đã qua đào tạo còn bất hợp lý và kém hiệu quả đồng thời có sự mất cân đối lớn về cơ cấu và phân bố lao động giữa các vùng các ngành. Như vậy hiện tại nguồn lực con người ở nước ta chưa đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đòi hỏi. Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài Đào tạo nguồn nhân lực dưới đại học cho phát triển công nghiệp Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần chính Phần I. Một số vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực dưới đại học ở nước ta hiện nay. Phần II. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực dưới đại học ở nước ta hiện nay. Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực dưới đại học ở nước ta. PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI ĐẠI HỌC I. Khái niệm vai trò của nguồn nhân lực dưới đại học cho phát triển công nghiệp 1. Khái niệm Khái quát chung về nguồn lực con người Khi nói đến nguồn lực con người các nhà kinh tế thường hiểu đó là nguồn nhân lực nguồn nhân lực được xem xét dưới 2 góc độ Năng lực xã hội và tính năng động xã hội của con người. Ở góc độ thứ nhất đó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội là bộ phận quan trọng nhất của dân số có khả năng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Ở góc độ này về cơ bản có thể hiểu nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng con người của một quốc gia có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN