tailieunhanh - MỘT THOÁNG MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Mỹ thuật Đương đại Việt Nam vẫn còn được ít người biết đến hoặc ít được giới thiệu ra bên ngoài, mặc dầu vậy nó vẫn chiếm vị trí trung tâm trong bối cảnh mỹ thuật Châu á nói chung. Chắc chắn Trung Hoa đã ngự trị môi trường phát triển này trong nhiều năm gần đây, với những sáng tạo diễn ra như vũ bão và đầy táo bạo, khiến thị trường mỹ thuật trở nên sôi động và tạo cho người nghệ sĩ có được một vị thế mới trong xã hội, những người được coi là. | MỘT THOÁNG MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM PHẠM NGỌC DƯƠNG-ranh giới-sắp đặt Mỹ thuật Đương đại Việt Nam vẫn còn được ít người biết đến hoặc ít được giới thiệu ra bên ngoài mặc dầu vậy nó vẫn chiếm vị trí trung tâm trong bối cảnh mỹ thuật Châu á nói chung. Chắc chắn Trung Hoa đã ngự trị môi trường phát triển này trong nhiều năm gần đây với những sáng tạo diễn ra như vũ bão và đầy táo bạo khiến thị trường mỹ thuật trở nên sôi động và tạo cho người nghệ sĩ có được một vị thế mới trong xã hội những người được coi là những nghệ sĩ thành đạt của một xã hội đang tăng trưởng đến chóng mặt. Còn mỹ thuật ấn Độ thì cũng đang được ưa chuộng được thịnh hành cũng đứng vị trí cao trong các cuộc bán đấu giá quốc tế. Bất chấp những điều đó tất cả chỉ nói lên giá trị qui ra tiền những vụ đầu cơ và những việc làm tổn hại đến giá trị mỹ thuật và ở mức độ nào đó cả chất lượng thẩm mỹ nữa. Cũng như Philipin Indonesia hay Campuchia Việt Nam tỏ ra dè dặt thận trọng và kín đáo ít kiêu căng ngạo mạn hơn với mỹ thuật của mình -nền mỹ thuật đương đại của Việt Nam vẫn có nhiều sáng tác có chất lượng nhiều nhóm nghệ sĩ vẫn đặt vấn đề chất vấn xã hội một cách tập thể vẫn trăn trở thể hiện những đổi thay những xung đột trong phạm vi các thể loại mỹ thuật đương đại như hội họa video art sắp đặt trình diễn hoặc nhiếp ảnh. Dần dần chúng ta cũng đi đến chỗ được cùng nhau chứng kiến việc kiếm tìm bản chất của bản sắc cá nhân của các họa sĩ Việt Nam. Trong khi trong một thời gian dài nền hội họa Việt Nam vẫn phản ánh bản sắc dân tộc trong phạm vi các tuyên truyền của nhà nước hoặc các bản sắc văn hóa đồng thời vẫn ảnh hưởng từ phương Tây theo chủ trương hòa nhập mà không hòa tan . Năm 1924 Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập nhờ khí thế của các giáo sư Pháp những người được phái sang làm việc tại các thuộc địa. Victor Tardieu tới Hà Nội năm 1920 đã thành lập Trường này mở rộng cho cả Lào và Campuchia do đó gộp cả Đông Dương vào Việt Nam. Tại đây sơn dầu và sơn mài đã được giảng dạy cho sinh viên có

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.