tailieunhanh - KIM TỰ THÁP NGHỆ THUẬT

Nếu chỉ bàn trên phương diện lý luận thì vấn đề “nghệ thuật đỉnh cao và nghệ thuật công chúng” là không cần thiết. Trong xã hội hiện đại người ta đặt vấn đề thứ bậc trong nghệ thuật gắn với kinh tế, ngoài phạm vi kinh tế ra, nói chuyện cao thấp trong nghệ thuật là nói cho vui, hoặc để vài trăm năm sau hãy biết. Từ trước đến nay, nghệ thuật vẫn hoạt động theo hình dạng kim tự tháp, nghĩa là ở mọi lúc mọi nơi có một vài đỉnh núi, còn lại là thân. | KIM TỰ THÁP NGHỆ THUẬT Một tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái trích từ cuốn Nghệ thuật ngày thường Nếu chỉ bàn trên phương diện lý luận thì vấn đề nghệ thuật đỉnh cao và nghệ thuật công chúng là không cần thiết. Trong xã hội hiện đại người ta đặt vấn đề thứ bậc trong nghệ thuật gắn với kinh tế ngoài phạm vi kinh tế ra nói chuyện cao thấp trong nghệ thuật là nói cho vui hoặc để vài trăm năm sau hãy biết. Từ trước đến nay nghệ thuật vẫn hoạt động theo hình dạng kim tự tháp nghĩa là ở mọi lúc mọi nơi có một vài đỉnh núi còn lại là thân núi và chân núi. Không có thân và chân thì cũng chẳng có ngọn nhưng lịch sử nghệ thuật vốn là một thứ bất công nó chỉ kể đến ngọn mà dường như không đả động đến chân. Thời đại Phục hưng có hàng nghìn danh họa nhà điêu khắc thế mà phần đông chỉ biết đến ba người là Leonardo Raphael Michelangelo. Nghệ thuật Trung Hoa cận hiện đại cũng có hàng vạn họa sĩ mà chúng ta chỉ biết đến mỗi Tề Bạch Thạch. Vậy thì cái quan niệm kim tự tháp nghệ thuật này cũng có thể hiểu theo nhiều cách Hoặc là mỗi một thời đại có một vài đỉnh cao nổi bật trong một hoạt động nền tảng. Nền tảng càng mạnh đỉnh cao càng kỳ vĩ. Hoặc là xét ở tiêu chuẩn này thì người này là đỉnh cao. Ví dụ trong thời Phục hưng ở khía cạnh nghệ thuật gắn với lý tưởng xã hội thì Raphael là đỉnh cao ở khía cạnh nghệ thuật thuần túy thì rất ít người biết mới là đỉnh cao. Do đó đối với nhân dân và các nhà xã hội học đỉnh cao trong nghệ thuật có thể hoàn toàn khác với quan niệm của các nghệ sĩ. Và ví dụ theo tôi trong thi ca Việt Nam Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn của một thời nhưng Hàn Mạc Tử mới là nhà thơ của con người. Vấn đề này dẫn đến cái hoặc thứ ba Thế nào là đỉnh cao tùy thuộc vào thị hiếu nhu cầu của từng cá nhân và nhóm người. Ví dụ đối với nhiều nông dân chèo và quan họ là đỉnh cao của ca nhạc các loại khác không đáng kể và đối với nhiều người thơ Đường luật mới là thơ. Đối với một số nhà nghệ thuật Trung Quốc thì nghệ thuật Hy Lạp âm nhạc cổ điển Đức và thơ Đường là ba

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.