tailieunhanh - Bàn về lãi suất cơ bản của Việt Nam
Nguồn thu về lãi suất cho vay là nguồn thu nhập nuôi sống hoạt động của Ngân hàng và theo bản năng, Ngân hàng nào cũng muốn cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế thì lãi suất tiền vay có lại nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt động của DN, do đó, các NHTM chỉ có thể “sống” được khi hoạt động SXKD của DN có hiệu quả và phát triển. Vì vậy, khi thực hiện chính sách lãi suất, các NHTM nên:. | Giới thiệu Việt Nam đã bắt đầu theo đuổi tự do hóa tài chính và thương mại từ những năm đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước khi chính phủ bắt đầu hướng theo vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Quan điểm của chính sách tự do hóa là cẩn trọng và từng bước một. Tự do hóa thương mại được tiến hành trước tự do hóa tài chính bắt đầu phổ biến đối với các nước đang phát triển như Việt Nam kể từ thập niên 1990. Tự do hóa ở trong nước và nước ngoài đã giúp cho người vay vốn có thể tìm được các nguồn vốn cần thiết. Các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ có nhiều cơ hội để vay vốn hơn khi có tự do hóa tài chính và các định chế tài chính lại sẽ đánh giá thấp hơn nguy cơ rủi ro của các khoản cho vay đối với các tổ chức này. Trong phạm vi của bài viết chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề kiểm soát lãi suất cho vay trong nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước NHNN Việt Nam đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại NHTM Việt Nam thông qua cơ chế lãi suất cơ bản LSCB . Thông qua đó để tìm ra những yếu tố phù hợp và chưa phù hợp nhằm hoàn thiện hơn quá trình tự do hóa lãi suất tại Việt Nam. Cơ sở pháp lý đôi với việc kiểm soát lãi suất tại Việt Nam 1. Theo qui định tại khoản 12 Điều 9 của Luật NHNN 1997 LSCB là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng TCTD ấn định lãi suất kinh doanh . 2. Theo qui định tại khoản 1 Điều 163 của Bộ Luật Hình sự 1999 có hiệu lực ngày 01 07 2000 về Tội cho vay lãi nặng có qui định Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. 3. Theo qui định tại khoản 1 Điều 473 của Bộ Luật Dân sự 1995 có hiệu lực ngày 01 07 1996 Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50 của lãi suất cao nhất do NHNN qui định đối với loại cho vay tương ứng 4. Theo qui định tại khoản 1 Điều 476 của Bộ Luật Dân sự 2005 có hiệu lực ngày 01 01 2006 lãi .
đang nạp các trang xem trước