tailieunhanh - HẸN BẠN TRÊN ĐỈNH THÀNH CÔNG-PHẦN 3-CHƯƠNG 8]

CHƯƠNG 8: BẤT CHẤP TỐT XẤU CON GIỮA, BAO GIỜ CŨNG “KHÁC” Mời bạn nghe câu chuyện rắc rối của gia đình tôi. Gia đình tôi bắt đầu gặp rắc rối khi nhà tôi sinh cháu gái thứ ba. Lúc đó cháu thứ hai khoảng năm tuổi. Chúng tôi biết thế nào cũng gặp “rắc rối” với cháu vì bạn bè, thân quyến ai cũng bảo là những đứa con giữa bao giờ cũng “khác biệt” và rắc rối hơn những đứa khác. . | Ngay cả khi lên đại học, nhiều sinh viên cũng vẫn bị các giáo sư huênh hoang áp chế. Các vị này hãnh diện tuyên bố rằng trong lớp họ bao giờ cũng phải có một tỷ lệ sinh viên “rớt” và không anh nào đáng được điểm “A” cả. Hiển nhiên các vị này không bao giờ nghĩ là phải lo che đậy sự dốt nát về sư phạm của mình qua những lời tuyên bố huênh hoang ấy cả. Theo thiển ý các vị ấy nên làm việc chuyên cần hơn để có thể vỗ ngực xưng tên mình là giáo sư giỏi vì có nhiều học trò đạt điểm “A” và ai cũng có thể thọ giáo mình được mới phải. Xin bạn chớ hiểu lầm. Tôi không có ý nói là thầy giáo phải tự hào về học trò và bảo chúng rằng chúng đang học tập tốt cho dù sự thật ngược hẳn lại đâu. Một nghiên cứu mới đây ở San Francisco cho thấy rằng việc khen ngợi thường xuyên các sinh viên học dở là cách xử sự tàn nhẫn nhất vì nó sẽ sản sinh những người dốt nát có bằng cấp, nhưng không thể đua tranh với đời, nó sẽ tạo nên những con người vỡ mộng đắng cay bắt xã hội phải trả giá vì đã chẳng cho họ vốn liếng đủ để đua tranh. Vậy phải giải quyết làm sao? Không thể có câu trả lời độc nhất cho một vấn đề giáo dục phức tạp như vậy được song tôi thiết nghĩ là phải tìm ra sở trường của học sinh rồi kiên nhẫn, thông cảm giúp chúng phát huy và đồng thời kiên quyết hướng dẫn chúng, nhất là chỉ nên phê phán việc chúng làm chứ đừng phê phán chính chúng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.