tailieunhanh - Hóa đại cương ( phần 3 )

Hóa đại cương ( phần 3 ) Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 1. Định luật tuần hoàn. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần, tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân. 2. Bảng hệ thống tuần hoàn. | Hóa đại cương phần 3 Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 1. Định luật tuần hoàn. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân. 2. Bảng hệ thống tuần hoàn. Người ta sắp xếp 109 nguyên tố hoá học đã tìm được theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Z thành một bảng gọi là bảng hệ thống tuần hoàn. Có 2 dạng bảng thường gặp. a. Dạng bảng dài Có 7 chu kỳ mỗi chu kỳ là 1 hàng 16 nhóm. Các nhóm được chia thành 2 loại Nhóm A gồm các nguyên tố s và p và nhóm B gồm những nguyên tố d và f . Những nguyên tố ở nhóm B đều là kim loại. b. Dạng bảng ngắn Có 7 chu kỳ chu kỳ 1 2 3 có 1 hàng chu kỳ 4 5 6 có 2 hàng chu kỳ 7 đang xây dựng mới có 1 hàng 8 nhóm. Mỗi nhóm có 2 phân nhóm Phân nhóm chính gồm các nguyên tố s và p - ứng với nhóm A trong bảng dài và phân nhóm phụ gồm các nguyên tố d và f -ứng với nhóm B trong bảng dài . Hai họ nguyên tố f họ lantan và họ actini được xếp thành 2 hàng riêng. Trong chương trình PTTH và trong cuốn sách này sử dụng dạng bảng ngắn. 3. Chu kỳ. Chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Mỗi chu kỳ đều mở đầu bằng kim loại kiềm kết thúc bằng khí hiếm. Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần. - Lực hút giữa hạt nhân và electron hoá trị ở lớp ngoài cùng tăng dần làm bán kính nguyên tử giảm dần. Do đó Độ âm điện c của các nguyên tố tăng dần. Tính kim loại giảm dần tính phi kim tăng dần. Tính bazơ của các oxit hiđroxit giảm dần tính axit của chúng tăng dần. - Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng từ I đến VII. Hoá trị đối với hiđro giảm từ IV nhóm IV đến I nhóm VII . 4. Nhóm và phân nhóm. Trong một phân nhóm chính nhóm A khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng điện tích hạt nhân. - Bán kính nguyên tử tăng do số lớp e tăng nên lực hút giữa hạt nhân và các electron ở lớp ngoài cùng yếu dần tức là khả năng nhường electron của nguyên tử .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN