tailieunhanh - Vũ trụ giãn nở

Nếu ta nhìn lên bầu trời vào những đêm quang đãng, không trăng, những vật sáng nhất mà chúng ta nhìn thấy có lẽ là các hành tinh: sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ. | LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Vũ trụ giãn nở Nếu ta nhìn lên bầu trời vào những đêm quang đãng không trăng những vật sáng nhất mà chúng ta nhìn thấy có lẽ là các hành tinh sao Kim sao Hỏa sao Mộc và sao Thổ. Cũng có rất nhiều các ngôi sao tương tự như mặt trời của chúng ta nhưng ở rất xa. Một số những ngôi sao cố định đó thực tế lại dường như thay đổì - dù là rất ít - vị trí tương đối của chúng với nhau khi trái đất quay xung quanh mặt trời chúng hoàn toàn không phải là cố định Sở dĩ có điều này là do chúng tương đối ở gần chúng ta. Khi trái đất quanh xung quanh mặt trời từ những vị trí khác nhau chúng ta thấy chúng trên nền của những ngôi sao ở xa hơn. Đó là một điều may mắn vì nó cho phép chúng ta đo được một cách trực tiếp khoảng cách từ những ngôi sao đó đến chúng ta chúng càng ở gần thì càng có vẻ di chuyển nhiều hơn. Ngôi sao gần chúng ta nhất là sao Proxima của chòm sao Nhân Mã được tìm thấy cách chúng ta khoảng 4 năm ánh sáng nghĩa là ánh sáng từ nó phải mất 4 năm mới tới được trái đất hay khoảng hai mươi ba triệu triệu dặm. Đa số các ngôi sao khác thấy được bằng mắt thường nằm cách chúng ta trong khoảng vài trăm năm ánh sáng. Để so sánh bạn cần biết rằng mặt trời chỉ cách chúng ta có 8 phút ánh sáng Những ngôi sao thấy được dường như nằm rải rắc trên toàn bộ bầu trời đêm nhưng chúng đặc biệt tập trung trong một dải mà người ta gọi là dải Ngân hà Milky Way . Rất lâu về trước vào khoảng năm 1750 đa số các nhà thiên văn cho rằng sự xuất hiện của dải Ngân hà có thể giải thích được nếu phần lớn các sao nhìn thấy nằm trong một cấu hình đĩa duy nhất - một ví dụ về cái mà hiện nay chúng ta gọi là thiên hà xoắn ốc. Phải mấy chục năm sau nhà thiên văn William Herschel mới khẳng định được ý tưởng đó của mình bằng cách cần mẫn lập một bộ sưu tập về vị trí và khoảng cách của một số rất lớn các ngôi sao. Thậm chí như thế những ý tưởng này chỉ được chấp nhận hoàn toàn vào đầu thế kỷ này. Bức tranh hiện đại về vũ trụ khởi đầu chỉ mới vào năm 1924 khi nhà thiên văn người Mỹ Edwin .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN