tailieunhanh - Giấc mơ trở về quá khứ
Đây không phải là chuyện giật gân, cũng không phải là viễn tưởng, bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet, Đại học Connecticut, Mỹ. | Giấc mơ trở về quá khứ Đây không phải là chuyện giật gân cũng không phải là viễn tưởng bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet Đại học Connecticut Mỹ. Ông cho rằng chúng ta có khả năng đi ngược thời gian Mallet không đi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu máy thời gian khác cho rằng vũ trụ có những cấu trúc xoắn ốc những lỗ sâu đục và chúng ta hầu như không có khả năng xâm nhập vì nó đòi hỏi một năng lượng âm rất lớn. Ông cũng không theo quan điểm của nhà logic học Kurt Goedel người đầu tiên khởi xướng thuyết máy thời gian cho rằng sự hiện hữu của một vũ trụ quay là điều tất yếu. Hoàn toàn theo cách ngược lại Mallet đã dựa trên những nền tảng vật lý sáng sủa nhất Thuyết không gian cong của Einstein và thuyết lượng tử ánh sáng. Vùng trũng thời gian Mỗi thiên thạch khi chuyển động đều gây ra một trường hấp dẫn ảnh hưởng tới không gian và thời gian xung quanh nó ảnh hưởng này tỷ lệ thuận theo khối lượng của thiên thạch. Trong những trường hợp nhất định các gợn sóng trong không gian gây ra bởi những chuyển động trên có thể làm thời gian bị uốn cong. Tương tự như một viên sỏi đặt trên chiếc gối mềm không-thời gian hệ toạ độ 4 chiều trong đó thời gian là chiều thứ 4 cũng có những vùng trũng tương tự. Cũng theo những tính toán lý thuyết thì bằng cách nào đó thời gian có thể bị làm trũng đến mức nó không còn chạy thẳng nữa mà sẽ chạy theo vòng tròn. Trước nay các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng trung tâm hấp dẫn chính là trung tâm của không-thời gian bị bẻ cong và họ dồn mọi nỗ lực nghiên cứu theo hướng ấy. Mallett đi theo hướng khác. Ông nghiên cứu các thuộc tính của ánh sáng theo thuyết tương đối rộng và thuyết lượng tử. Theo đó ánh sáng thực ra không có khối lượng nhưng nó có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn cực lớn và khi đó không gian cũng bị bẻ cong. Năm ngoái trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist Mallett đã chỉ ra rằng tia laser khi chuyển động trên
đang nạp các trang xem trước