tailieunhanh - LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Lỗ đen không quá đen

Trước năm 1970, nghiên cứu của tôi về thuyết tương đối rộng chủ yếu tập trung vào vấn đề có tồn tại hay không kỳ dị vụ nổ lớn. | LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Lỗ đen không quá đen Trước năm 1970 nghiên cứu của tôi về thuyết tương đối rộng chủ yếu tập trung vào vấn đề có tồn tại hay không kỳ dị vụ nổ lớn. Tuy nhiên vào một buổi tối tháng 11 năm đó ngay sau khi con gái tôi cháu Lucy ra đời tôi bắt đầu suy nghĩ về những lỗ đen khi tôi trên đường về phòng ngủ. Vì sự tàn tật của mình tôi di chuyển rất chậm nên có đủ thời gian để suy nghĩ. Vào thời đó còn chưa có một định nghĩa chính xác cho biết những điểm nào của không-thời gian là nằm trong và những điểm nào là nằm ngoài lỗ đen. Tôi đã thảo luận với Roger Penrose ý tưởng định nghĩa lỗ đen như một tập hợp mà các sự cố không thể thoát ra khỏi nó để đến những khoảng cách lớn và bây giờ nó đã trở thành một định nghĩa được mọi người chấp nhận. Điều này có nghĩa là biên giới của lỗ đen cũng gọi là chân trời sự cố được tạo bởi đường đi trong không-thời gian của các tia sáng vừa chớm không thoát ra được khỏi lỗ đen và vĩnh viễn chơi vơi ở mép của nó hình . Nó cũng gần giống như trò chơi chạy trốn cảnh sát chỉ hơi vượt trước được một bước nhưng còn chưa thể bứt ra được. Bất chợt tôi nhận ra rằng đường đi của các tia sáng ấy không bao giờ có thể tiến tới gần nhau. Vì nếu không thế cuối cùng chúng cũng sẽ phải chập vào nhau. Điều này cũng giống như đón gặp một người bạn đang phải chạy trốn cảnh sát ở phía ngược lại - rốt cuộc cả hai sẽ đều bị bắt Hay trong trường hợp của chúng ta cả hai tia sáng sẽ đều bị rơi vào lỗ đen . Nhưng nếu cả hai tia sáng đó đều bị nuốt bởi lỗ đen thì chúng không thể ở biên giới của lỗ đen được. Như vậy đường đi của các tia sáng trong chân trời sự cố phải luôn luôn song song hoặc đi ra xa nhau. Một cách khác để thấy điều này là chân trời sự cố - biên giới của lỗ đen - giống như mép của một cái bóng - bóng của số phận treo lơ lửng. Nếu bạn nhìn cái bóng tạo bởi một nguồn sáng ở rất xa chẳng hạn như mặt trời bạn sẽ thấy rằng các tia sáng ở mép của nó không hề tiến tới gần nhau. Nếu các tia sáng tạo nên chân trời sự cố - biên giới của lỗ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN