tailieunhanh - Kính thiên văn James Webb – “người quan sát bầu trời” sau Hubble

Kính thiên văn không gian Hubble lên quỹ đạo vào năm 1990 và dự kiến sẽ kết thúc công việc của mình vào khoảng 2020, sau 30 năm hoạt động. Mang tên nhà thiên văn Edwin Hubble (1889-1953)-nhà khoa học đã tạo ra cuộc cách mạng trong thiên văn và trong tư tưởng khoa học của nhân loại khi tìm ra bằng chứng về một vũ trụ giãn nở, chiếc kính thiên văn này đã không phụ lòng của những người mong đợi. . | Kính thiên văn James Webb - người quan sát bầu trời sau Hubble Kính thiên văn không gian Hubble lên quỹ đạo vào năm 1990 và dự kiến sẽ kết thúc công việc của mình vào khoảng 2020 sau 30 năm hoạt động. Mang tên nhà thiên văn Edwin Hubble 1889-1953 -nhà khoa học đã tạo ra cuộc cách mạng trong thiên văn và trong tư tưởng khoa học của nhân loại khi tìm ra bằng chứng về một vũ trụ giãn nở chiếc kính thiên văn này đã không phụ lòng của những người mong đợi. Trong suốt chặng đường đã qua của mình kính thiên văn Hubble nay gọi tắt là Hubble đã thực hiện các khám phá quan trọng trong hệ mặt trời quan sát sự va chạm giữ sao chổi Shomaker-Levy va chạm vào khí quyển của Sao Mộc các ngôi sao và môi trường liên sao vòng đời của bụi khí sao các vụ nổ siêu tân tinh siêu tân tinh 1987A lỗ đen thiên hà vũ trụ giãn nở và các vụ nổ vũ trụ. Thách thức đặt ra cho các nhà thiên văn và kỹ sư là phải tạo ra được một chiếc kính thiên văn mới để thay thế khi Hubble nghỉ hưu . Nhận ra rằng việc nghiên cứu và chế tạo một chiếc kính thiên văn phải mất vài thập kỉ chỉ vài tháng trước khi Hubble được phóng lên quỹ đạo Riccardo Giacconi 1 lúc đó là giám đốc Viện khoa học kính thiên văn không gian Space Telescope Science Institute đã kêu gọi giới thiên văn cùng thảo luận lập kế hoạch xây dựng chiếc kính thiên văn hậu duệ của Hubble. Dự án kính thiên văn James Webb 2 của NASA đã được triển khai từ nhiều năm nay với sự hợp tác của các cơ quan hàng không của Canada và Châu Âu dự tính sẽ tiêu tốn khoảng 5 tỷ USD và sẽ được phóng vào năm 2014. Thách thức kỹ thuật Thấu kính Thông tin từ các vật thể thiên văn di chuyển trong không gian dưới dạng sóng hay ánh sáng hạt bất cứ kính thiên văn nào cũng có một hệ thống thấu kính để thu nhận dạng ánh sáng này và định hướng nó đi đúng vào vị trí của các máy móc phân tích nằm đằng sau kính. Đối với các nhà thiên văn thì thấu kính chính tiếp nhận trực tiếp ánh sáng là đáng quan tâm nhất bởi vì nó quy định độ phân giải lớn nhất mà kính thiên văn có thể phân tích tức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN