tailieunhanh - Lịch sử việt nam - Sơ kỳ thời đại đồ đồng

Con người đã biết đúc các công cụ, vũ khí và đồ trang sức bằng đồng thau. Họ đã biết trồng lúa và chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn gà. Có ba nhóm văn hóa phân bố ở ba khu vực | Thủ công nghiệp trong nhân dân khá phát triển. Các làng nghề thủ công tiếp tục được duy trì và mở rộng bao gồm các nghề xây dựng, làm đồ gốm, sành sứ, dệt vải, lụa. Quảng Nam, Quảng Ngãi là địa phương sản xuất đường nổi tiếng cả nước. Năm 1848, sản xuất được 200 vạn cân. Các nghề làm pháo, in tranh dân gian, đan lát, làm nón rất phát triển với các làng nổi tiếng như Bình Đà, Đồng Kị (làm pháo), làng Đông Hồ (in tranh dân gian). Ở đô thị có nhiều phường thủ công, nhất là ở Hà Nội. Nhưng các làng và phường thủ công vẫn không phát triển thành các phường hội có quy chế hoạt động rõ ràng như các phường hội ở Tây âu thời trung đại thiếu những thương nhân giàu có đứng ra kinh doanh một mặt hàng nhất định để làm cơ sở ra đời các công trường thủ công từ bản chủ nghĩa. Nhà nước thiếu những chính sách khuyến khích và nguồn tiêu thụ bị hạn chế cũng đã làm ảnh hưởng đến sự vươn mạnh của các nghề thủ công. Tuy vậy, dưới triều Minh Mệnh đã xuất hiện một hiện tượng mới trong nghề khai mỏ, đó là việc Chu Văn Hổ đã bỏ vốn xin nhà nước cho thuê thợ khai thác mỏ kẽm Bản Sơn (Thái Nguyên). Thợ được chuyên môn hoá theo công việc và trả lương theo trình độ. Đáng tiếc là sau khi Chu Văn Hổ mất, không có ai tiếp tục cách thức tổ chức khai mỏ của ông.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN