tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH SÔNG RẠCH TP. HỒ CHÍ MINH"

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu địa hóa môi trường của một số kim loại nặng tiêu biểu (Pb, Cu, Cr, Zn và Cd) trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống sông và kênh rạch đã và đang phải gánh chịu lượng lớn các chất thải sinh hoạt cũng như chất thải từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Một trong các số chất ô nhiễm hiện nay là các kim loại nặng. . | TAP CHÍ PHAT TRIEN KH CN tap 10 SO 01 - 2007 NGHIÊN CỨU ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH SÔNG RẠCH Tp. HỒ CHÍ MiNh Hoàng Thị Thanh Thủy Từ Thị Cẩm Loan Nguyễn Như Hà Vy Viện Môi trường và Tài nguyên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 30 tháng 10 năm 2006 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 26 tháng 12 năm 2006 TÓM TẢT Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu địa hóa môi trường của một số kim loại nặng tiêu biểu Pb Cu Cr Zn và Cd trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống sông và kênh rạch đã và đang phải gánh chịu lượng lớn các chất thải sinh hoạt cũng như chất thải từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Một trong các số chất ô nhiễm hiện nay là các kim loại nặng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự tích lũy của các kim loại nặng Cu Zn Cr và Cd trong trầm tích sông rạch. Đặc biệt tại nhiều vị trí như kênh Tân Hóa-Lò Gốm và Tàu Hũ-Bến Nghé hàm lượng kim loại nặng đã vượt qua giới hạn cho phép. Dựa trên kết quả xử lý thống kê các số liệu thu được đã cho thấy sự tích lũy của các kim loại nặng trong trầm tích phụ thuộc vào các thông số địa hóa môi trường và hàm lượng các vật chất hữu cơ. Từ khóa địa hóa môi trường kim loại nặng trầm tích 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên nước mặt với vai trò cung cấp nước cho các hoạt động sống của người dân thành phố và cho các hoạt động sản xuất là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông rạch chính bao gồm sông Sài Gòn sông Nhà Bè và 5 kênh rạch chi lưu Nhiêu Lộc-Thị Nghè Tàu Hũ-Bến Nghé Tân Hóa-Lò Gốm Đôi-Tẻ và Tham Lương-Bến Cát . Trong thực tế hệ thống sông rạch thành phố cũng là nơi tiếp nhận một lượng lớn các nguồn nước thải và chất thải từ đô thị và khu công nghiệp các cơ sở công nghiệp không tập trung. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh đã có sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ và quản lý môi trường nhưng sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa mạnh mẽ đã làm cho chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt ngày càng suy giảm. Nguyên nhân là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN