tailieunhanh - Nguyễn Thái Học

Không Thành Công Thì Thành Nhân Trước cơ nguy tan rã vì khủng bố của thực dân Pháp, VIỆT NAM QUỐC DÂN ÐẢNG quyết định khởi nghĩa với hy vọng nhờ đó giữ vững được lửa đấu tranh trong lòng người dân. Tại hội nghị Võng La ngày 26/01/30 đưa đến quyết định sinh tử đó, Nguyễn Thái Học, chủ tịch Ðảng, đã động viên các đồng đội mình bằng một câu để đời: "Chúng ta không thành công thì thành nhân, có gì mà ngần ngại". Câu nói đã trở thành một di ngôn lịch sử. Nó cũng. | Nguyễn Thái Học Không Thành Công Thì Thành Nhân Trước cơ nguy tan rã vì khủng bố của thực dân Pháp VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG quyết định khởi nghĩa với hy vọng nhờ đó giữ vững được lửa đấu tranh trong lòng người dân. Tại hội nghị Võng La ngày 26 01 30 đưa đến quyết định sinh tử đó Nguyễn Thái Học chủ tịch Đảng đã động viên các đồng đội mình bằng một câu để đời Chúng ta không thành công thì thành nhân có gì mà ngần ngại . Câu nói đã trở thành một di ngôn lịch sử. Nó cũng là đề tài luận bàn không riêng cho giới chính trị. Tuy nhiên cho tới nay người ta chỉ xoay quanh việc khai triển ý nghĩa của câu nói. Thế nào là thành công thế nào là thành nhân Trong tình thế bó buộc nên chọn thành công hay thành nhân Trong điều kiện nào thì thành công phải được ưu tiên Có người vượt khỏi mạch nghĩa thông thường bào chữa rằng chữ nhân ở đây không có nghĩa là người mà là nhân tố hạt mầm nghĩa là theo họ không thành công thì cũng trở thành một hạt mầm để người sau ươm tiếp noi theo. Dù diễn dịch thế nào đi nữa thì trong con mắt mọi người xưa nay Nguyễn Thái Học ngoài tấm gương yêu nước đã đi vào lịch sử với mẫu mực đạo lý thành nhân đó. Đã không ai nhìn ra hoặc để ý đến con người xã hội của nhà cách mạng trẻ. Nói khác đi đã không ai đặt câu hỏi cái gì đã thôi thúc Nguyễn Thái Học trong cơn nguy biến thốt ra tư tưởng đó. Khi động viên hẳn ông muốn nhắc nhở các đồng chí của mình về đạo sống của người quân tử. Nhưng cách phát biểu di ngôn kia đồng thời cũng nói lên tâm tư ông một tâm tư bị dằn vặt trước hai con đường thành công và thành nhân kết quả của hai nền giáo dục truyền thống và tân học giao nhau vào thuở đó. Không riêng họ Nguyễn mà cả thế hệ đồng thời với Ông sinh ra trong khoảng đầu thế kỷ 20 đều cùng trong một hoàn cảnh giao thời đầy thách đố và cùng mang nỗi thao thức chung với phát biểu kia có thể nói cũng là phản ảnh tâm trạng chung của cả thế hệ đương thời. Mẫu mực của hai nền giáo dục Năm 1917 là năm toàn quyền Albert Sarraut cải cách giáo dục xóa hẳn nền nho học vẫn song .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN