tailieunhanh - Phan Bội Châu

Sào Nam - Phan Bội Châu (1867-1940) Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh Mão, tức là năm Tự Ðức thư 20 (1867), cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châụ Bội-Châu có nghĩa là đeo ngọc. Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị. | Phan Bội Châu Sào Nam - Phan Bội Châu 1867-1940 Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Đinh Mão tức là năm Tự Đức thư 20 1867 cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San tức vua Duy Tân con thứ của vua Thành Thái nên đổi lại là Phan Bội Châụ Bội-Châu có nghĩa là đeo ngọc. Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo thân phụ ông là Phan Văn Phổ một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh. Phan Bội Châu quê ở xã Đông Liệt tỉnh Nghệ An. Năm lên 3 tuổi ông phải theo cha mẹ về ở nơi quê của nội tổ ở làng Đan Nhiệm tổng Xuân Liễm huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Từ thuở bé Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng dạy dổ của mẫu thân nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của thân phụ lúc bấy giờ làm nghề dạy học. Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được cho đi học chỉ trong ba ngày ông học hết cuốn Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận ngữ có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt. Năm 1874 ở Nghệ An có phong trào Văn Thân dù chỉ mới là một đứa bé lên tám Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa đã giúp Hưng Đạo Vương để đại phá quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ phá cường tặc báo hoàng ân nên ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông làm ra. Năm 1885 hưởng ứng phong trào Cần Vương Phan Bội Châu tổ chức Sĩ-tử Cần Vương đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi nào người lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa bảng xuất thân nhất là phải có danh vọng ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp. Dù rất thông minh và hay chữ Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ như thế vì Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.