tailieunhanh - Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện

Định tạm thời kết thúc loạt bài về kĩ năng trình bày thì tôi thấy một tài liệu giảng dạy cũ khi còn bên Mĩ. Bài này có tựa đề là “10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện”. Đọc lại thấy có nhiều điều hay và có thể nói là thú vị, nên tôi viết ra đây để coi như là chia sẻ cùng các bạn. Những bài nói chuyện hay, hoặc những bài nói chuyện làm cho chúng ta thích thưởng thức, là tùy thuộc vào thái độ của người trình bày. Đó là thái độ thân. | Kĩ năng trình bày 8 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện Định tạm thời kết thúc loạt bài về kĩ năng trình bày thì tôi thấy một tài liệu giảng dạy cũ khi còn bên Mĩ. Bài này có tựa đề là 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện . Đọc lại thấy có nhiều điều hay và có thể nói là thú vị nên tôi viết ra đây để coi như là chia sẻ cùng các bạn. Những bài nói chuyện hay hoặc những bài nói chuyện làm cho chúng ta thích thưởng thức là tùy thuộc vào thái độ của người trình bày. Đó là thái độ thân thiện. Thân thiện hiểu theo nghĩa diễn giả cố gắng liên kết với người nghe với khán giả. Một trong những cách để đến gần khán giả là chat . Vâng chat với khán giả qua 10 kĩ thuật sau đây 1. nói rõ những gì bạn sắp trình bày và tại sao 2. nói cho khán giả biết một số dữ liệu về quê hương hay trường của bạn 3. cung cấp vài con số thống kê thú vị về quê hương hay trường của bạn 4. cung cấp vài con số thống kê liên quan đến khán giả 5. cho khán giả một chút tưởng tượng 6. hỏi khán giả một câu hỏi và yêu cầu họ dơ tay lên 7. nói một điều gì đó về cá nhân bạn 8. đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự 9. nói về một sự kiện nào đó mang tính nghịch lí hay phản logic 10. yêu cầu khán giả làm một cái gì đó. Không cần phải dùng tất cả 10 kĩ thuật mà có thể chỉ 1 hay 2 kĩ thuật là đủ. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trình bày thì dùng kĩ thuật 1 2 và 3. Nếu bạn là người có kinh nghiệm thì dùng kĩ thuật 4-10. Lúc nào cũng sử dụng ánh mắt. Dù bạn chọn kĩ thuật nào thì khi bước lên bục giảng podium thì nên mỉm cười và nhìn thẳng vào khán giả. Không bao giờ nhìn lên trần nhà hay nhìn xuống sàn nhà bởi vì thái độ đó cho khán giả cảm nhận rằng diễn giả chẳng nhớ mình nói gì. Thay vì làm như thế cố gắng nhìn vào slide hay nhìn vào tờ giấy trước mặt mình. Khán giả thường thích diễn giả tỏ ra tích cực và vì thế bạn không nên và không bao giờ nói đùa một cách tiêu cực hay đùa một cách vô duyên về nơi chốn của hội nghị. Cho dù thành phố có xấu cỡ nào thì cũng nên tìm một điểm gì hay hay để nói về .