tailieunhanh - Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng bán kính khối lượng của các khối bán cầu phân giải p2

Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích khả năng ứng dụng bán kính khối lượng của các khối bán cầu phân giải p2', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | IV. BIỂU BÒ H - R HERTZSPRUNG - RUSSELL DIAGRAMS . Năm 1910 hai nhà thiên văn Đan Mạch là Hertzsprung và Mỹ là Russell đã xác lập được mối quan hệ giữa quang phổ tức nhiệt độ và độ trưng hay cấp sao tuyệt đối của các sao bằng biểu đồ. Các sao được biểu diễn trên biểu đồ thông qua cặp thông số của chúng là cấp sao tuyệt đối M và nhiệt độ T hay độ trưng L và quang phổ. Người ta thấy các sao hợp thành những nhóm trên biểu đồ trong các nhóm đó các sao có đặc tính khác nhau. Phần lớn các sao tập trung theo một đường kéo dài theo đường chéo trái trên - dưới phải gọi là dải chính-dải I Main - Sequence . Một số tập trung ở phía trên bên phải-dải II và phía dưới bên trái- dải III. Mặt trời được biểu diễn như một sao nằm giữa dải chính dấu . Như vậy dựa trên biểu đồ người ta phân loại các sao như sau 1. Các sao trên dải chính Dwarfs . Gọi là sao lùn dwarfs . Chúng là những sao thường. Mặt trời là một sao lùn loại G. Một số sao dải chính không lùn lắm có nghĩa là chúng lớn và sáng trên trái Độ sáng của chúng bằng những sao kềnh II. Một số ở góc phải dưới ứng với nhiệt độ thấp gọi là lùn đỏ nhỏ và có nhiệt độ thấp . 2. Sao kềnh - kềnh đỏ - Siêu kềnh II Giants Red Giants Super Giants . Các sao thuộc dải II ứng với nhiệt độ không lớn quang phổ G -M nhiệt độ 6000o -3000oK tức ứng với cấp sao tuyệt đối cở bằng 0 hay độ trưng là 100 L là những sao có kích thước rất lớn được gọi là sao kềnh. Phổ của chúng thường là đỏ nên gọi là kềnh đỏ. Trên chúng còn có các sao có độ trưng lớn hơn rất nhiều. Đó là những sao có kích thước rất lớn gọi là siêu kềnh. Tỷ lệ trên biểu đồ cho thấy Ứng với 1 sao siêu kềnh có khoảng 1000 sao kềnh và hàng chục triệu sao thường. 3. Sao lùn trắng white dwarfs . Là những sao thuộc dải III. Chúng có nhiệt độ rất cao Quang phổ B - A - F hay T - 8000oK với cấp sao cao cỡ 5 10 tức ứng với độ trưng thấp. Vậy chúng phải có kích thước rất nhỏ tức rất lùn vì có màu trắng nên gọi là lùn trắng. Ngoài ra cùng các tên gọi sao như trên ta còn có các tên lùn nâu lùn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN