tailieunhanh - 18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục - 4

18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục - 4 Nguyên Nguyên Tóm tắt Thử nhìn vấn đề ’18 đời vua Hùng’ dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt, không liên hệ đến chi tiết lịch sử. Số 18, trong văn hoá Trung quốc, thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ. Hoặc một liên tục, một tập hợp, mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác, nó là. | 18 đời vua Hùng Vương Một ý niệm về liên tục - 4 Nguyên Nguyên Tóm tắt Thử nhìn vấn đề 18 đời vua Hùng dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt không liên hệ đến chi tiết lịch sử. Số 18 trong văn hoá Trung quốc thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ. Hoặc một liên tục một tập hợp mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác nó là một con số che lấp những thiếu thốn về hiểu biết và chi tiết về tính chất của từng phần tử trong tập hợp đó. Nói một cách khác số 18 chỉ là một lối nói cho văn vẻ dùng toán số 2x9 18 của giới sĩ phu Trung quốc. Có lẽ với mục đích. để hù những người không biết chữ và cũng để cho bài viết bài văn cho được trôi chảy không có những điều không biết . Số 18 là một con số dùng để. .che mắt lấp loát những cái không biết. Số 18 hoặc 36 72 hay về sau Bách tức 100 như dùng để chỉ khối chủng Yueh Bách Việt đã được xử dụng hết sức tiện nghi. Bách dùng để chỉ số nhiều đếm không hết chứ không phải 100. Bởi vào thời Xuân Thu ở phía Bắc sông Dương Tử có đến trên dưới 1000 nước 12 . Khối Yueh ở phía Nam chắc cũng tương tự vượt trên 100 rất xa. Do đó nếu Bách 100 là một con số bất chợt thì thập bát 18 cũng chỉ như vậy mà thôi. Nhìn lại công trình của Ngô Sĩ Liên dười góc độ của thế kỷ 21 hiện nay bắt buộc ta phải có một cái nhìn khác. Trong góc nhìn đó chúng ta phải nhớ Ngô Sĩ Liên và cộng sự đã có tư duy rất khó vượt khỏi lối suy nghĩ lối viết lách của những sư phụ ở Bắc phương. Họ phải theo một khuôn khổ định trước để chứng tỏ tri thức đã đạt tới mức chuẩn của giới khoa bảng ở phương Bắc. Từ đó ta có thể thấy Truyền thuyết viết ra sao họ chép y lại như vậy. Chỉ được phép than thở hoài nghi trong phần luận bàn mà thôi. Đặc biệt nhất Ngô Sĩ Liên đã căn dặn hậu bối Hoàn toàn tin vào sách chẳng bằng không có sách . Lối viết sử kiểu Tàu ra sao họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ nên phải gom góp các chuyện cổ tích các truyền thuyết rồi đưa vào con