tailieunhanh - Triều vương Champa thứ mười một (1145-1318)
Triều vương thứ mười một (1145-1318) : xung đột với Angkor Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV. Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya (hoàng tử Sivanandana) bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau, Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông. Trên đường chạy loạn, Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147 (dân chúng thờ dưới tên. | Triều vương thứ mười một 1145-1318 xung đột với Angkor Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần đưa lên kế vị Jaya Indravarman III hiệu Rudravarman IV. Vừa lên ngôi Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya hoàng tử Sivanandana bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông. Trên đường chạy loạn Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147 dân chúng thờ dưới tên Brahmaloka hay Parabrahmaloka con là thái tử Ratnabhumivijaya lên thay hiệu Jaya Harivarman I Chế Bì Ri Bút . Trên cao nguyên Jaya Harivarman I được đông đảo người Thượng và người Khmer có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga nhưng lãnh thổ Bắc Chiêm Thành Vijaya vẫn còn nằm trong tay người Khmer do em rể vua Jaya Indravarman III là hoàng tử Hariveda đẳng cấp Ksatriya cai trị. Vương quốc Chiêm Thành bị chia đôi. Năm 1148 vua Khmer Jaya Indravarman III cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga nhưng bị quân Chăm đánh bại tại đồng bằng Kayev tỉnh Virapura tiếng Khmer là Rajapura tiếng Việt là Phan Rang . Thừa thắng xông lên năm 1149 Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Chăm Thượng chiếm thành Vijaya giết Hariveda trên sông Yami sông Hà Giao Bình Định thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya. Do phân chia quyền lợi không đồng đều người Rhadé Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja Ưng Minh Diệp anh rể Jaya Harivarman I lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I. Năm 1150 sau khi xưng vương tại Madhyamagrama ngày nay là An Khê cạnh núi Yang Mung Vansaraja dẫn đại quân xuống đồng bằng tấn công người Chăm nhưng bị đánh bại tại làng Slay. Jaya Harivarman I tiến lên cao nguyên càn quét quân nổi loạn Vansaraja phải chạy vào Đại Việt xin nhà Lý giúp đỡ đưa về làm vua. Lý Anh Tôn sai thương chế Nguyễn Mông mang binh sĩ từ
đang nạp các trang xem trước