tailieunhanh - Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16

Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16 Sau 1471, nhóm hoàng tộc Chăm từ Nam Bàn (từ Quảng Nam đến Đồ Bàn) chạy về Giao Nam (Bình Thuận) lánh nạn và tranh chấp quyền bính với các dòng vương tôn địa phương tại Phan Rang (Virapura). Nhóm người này tự nhận là truyền nhân đích tôn của vương triều cũ (vương triều Vijaya) và kêu gọi dân chúng địa phương không thừa nhận dòng họ Bố Trì Tri (Jayavarman Mafoungnan) vì chỉ là cấp thừa hành của các dòng tiên vương. Tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt, các dòng. | Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16 Sau 1471 nhóm hoàng tộc Chăm từ Nam Bàn từ Quảng Nam đến Đồ Bàn chạy về Giao Nam Bình Thuận lánh nạn và tranh chấp quyền bính với các dòng vương tôn địa phương tại Phan Rang Virapura . Nhóm người này tự nhận là truyền nhân đích tôn của vương triều cũ vương triều Vijaya và kêu gọi dân chúng địa phương không thừa nhận dòng họ Bố Trì Tri Jayavarman Mafoungnan vì chỉ là cấp thừa hành của các dòng tiên vương. Tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt các dòng vương tôn Nam Bắc Chiêm Thành kết thành từng phe nhóm tranh chấp lẫn nhau. Với thời gian dòng dõi vương tôn Nam Bàn được dân chúng mến chuộng và tôn lên làm vua cai trị lãnh thổ Nam Chiêm Thành. Yếu tố bộ tộc truyền thống Cau và Dừa phai dần trong ký ức tập thể dân gian và kể từ thế kỷ 15 trở về sau huyền thoại này không còn được nhắc tới nữa. Dân chúng Panduranga Nam Chiêm Thành quá mệt mỏi trước các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến muốn quên đi quá khứ để chỉ chăm lo cuộc sống hằng ngày. Dòng họ Bố Trì Tri không trị vì lâu. Năm 1478 Bố Trì Tri mất em là Koulai lên thay nhưng năm 1505 bị ám sát tại Champassak Nam Lào con là Chakou Poulo kế nghiệp và trị vì đến 1530 thì mất. Kể từ sau ngày đó con cháu dòng vương tôn Nam Bàn được hoàng triều và dân chúng tôn lên làm vua. Con Trà Toại là hoàng thân Po Karutdrak được tôn lên làm vua kế nghiệp Chakou Poulo cai quản xứ Panduranga. Con Karutdrak thái tử Maresarak làm vua năm 1536. Po Kanarai lên ngôi năm 1541 hiệu Chế Bãi. Năm 1553 Chế Bãi mất Po Ảt Po At lên thay. Trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh người Chăm phía Bắc vẫn thỉnh thoảng nổi lên quấy phá Thuận Hóa châu Ô và châu Rí . Nhân cớ này Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 rồi bí mật xây dựng cho mình và con cháu cơ nghiệp riêng. Mỗi lần các chúa Nguyễn bị các chúa Trịnh làm áp lực vương quốc Chiêm Thành lãnh nhận những hậu quả. Năm 1560 Nguyễn Hoàng bị Trịnh Kiểm buộc phải nộp hàng năm 400 cân bạc 500 tấm lụa nếu muốn được yên. Không sao tìm đủ phẩm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN