tailieunhanh - Bàn luận về cách viết một bài báo khoa học

Phần Bàn luận (Discussion) là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Chúng ta đã biết rằng phần Dẫn nhập trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này”; phần Phương pháp trả lời câu hỏi “Đã làm gì và làm ra sao”; phần Kết quả là nhằm trả lời câu hỏi “Đã phát hiện những gì”; và phần Bàn luận tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”? Trong bài. | r A 1 - A A r 1 Ấ J A J 1 A 1 r 11 1 Bàn luận về cách viêt một bài báo khoa học Phần Bàn luận Discussion là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Chúng ta đã biết rằng phần Dẫn nhập trả lời câu hỏi Tại sao làm nghiên cứu nay phần Phương pháp trả lời câu hỏi Đã làm gì và làm ra sao phần Kết quả là nhằm trả lời câu hỏi Đãphát hiện những gì và phần Bàn luận tập trung vào trả lời cho được câu hỏi Nhữngphát hiện đó có ý nghĩa gì Trong bài báo khoa học phần Bản luận là phần khó viết nhất. Các nghiên cứu sinh khi mới bắt đầu viết thường lúng túng không biết bắt đầu như thế nào mà đọc những bài báo trong y văn thì cũng không nắm được nội dung và cấu trúc ra sao. Ngay cả nhiều giáo sư có kinh nghiệm cũng có khi cảm thấy khó khăn khi viết phần Bàn luận vì họ không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào và viết như thế nào cho thuyết phục. Một trong những khó khăn lớn nhất là phần Bàn luận không có một cấu trúc cụ thể nào. Thật vậy trong khi phần Phương pháp và Kết quả còn có cấu trúc còn phần Bàn luận thì tác giả có thể viết bất cứ gì mình thích nhưng người đọc có thích hay không là chuyện khác Tuy không có qui định cấu trúc cụ thể nhưng chúng ta có thể học từ bài báo hay để đi đến một qui luật. Kinh nghiệm của tôi cho thấy những bài báo hay thường viết phần bàn luận theo cấu trúc 6 điểm sau đây a tóm lược giả thuyết mục tiêu và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên b so sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước c giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới d khái quát hóa và ý nghĩa của kết quả e bàn qua những ưu điểm và khuyết điểm của công trình nghiên cứu và f và sau cùng là một kết luận sao cho người đọc có thể lĩnh hội được một cách dễ dàng. Trong phần thảo luận tác giả phải giải thích hay đề nghị một mô hình giải thích tại sao những dữ kiện thu thập được có xu hướng đã quan sát trong cuộc nghiên cứu. Nếu không giải thích được thì nhà nghiên cứu phải thành thật nói y như

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG