tailieunhanh - Thành tựu và thách thức trong khám phá vũ trụ

Cuộc cách mạng trong thiên văn học bắt đầu từ đầu thế kỷ 17, khi Galilei tiên phong sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời. | Thành tựu và thách thức trong khám phá vũ trụ Cuộc cách mạng trong thiên văn học bắt đầu từ đầu thế kỷ 17 khi Galilei tiên phong sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Lần đầu tiên con người cảm thấy kinh ngạc trước cảnh tượng một thế giới tràn đầy những hiện tượng kỳ lạ. Tuy nhiên t m quan sat cua Galilei chỉ han ch trong những vung lan cận cua hê mật trơi bơi kính thiên van h i đo co kích cỡ hay con khiêm t n. Trong nhỡng th ky sau nhỡng ly thuy t độc đao đặc biệt la thuy t tương đoi cua Einstein cung nhỡng k t qua quan sat b ng kính thiên van ngay cang lơn đà giup cac nha thiên van quan sat that sau trong vũ tru. Trong những thập kỷ vừa qua những phát triển về mặt kỹ thuật và lý thuyết đã đưa đến những khám phá cơ bản trong lĩnh vực vũ trụ học. Sự huy động nhiều nhà thiên văn cộng tác với nhau và sử dụng đủ các loại thiết bị để cùng nghiên cứu một đề tài cũng là điều cần thiết để đạt được những thành tựu khoa học quan trọng. Một nhóm các nhà thiên văn đã kiên trì tìm kiếm và quan sát những sao siêu mới bùng nổ trong những thiên hà. Sao siêu mới là những ngôi sao phù du chỉ sáng chói trong một thời gian và được dùng làm chuẩn để đo khoảng cách cuả các thiên hà xa xôi và độ dãn nở cuả vũ trụ. Theo dự đoán vũ trụ phải dãn nở chậm dần do sức hút của trường hấp dẫn cuả vật chất. Nhưng kết quả quan sát lại cho thấy vũ trụ dãn nở ngày càng nhanh. Lý do là vũ trụ chủ yếu chứa nhiều năng lượng tối. Các nhà vũ trụ học cho rằng chính năng lượng tối đã làm gia tăng tốc độ dãn nở cuả vũ trụ. Đây là một kết quả thật là bất ngờ đối với các nhà khoa học. Những thiên thể không những phát ra ánh sáng mà còn phát ra bức xạ gamma X tử ngoại hồng ngọai và vô tuyến trên toàn bộ phổ điện từ. Cơ chế phát những bức xạ tùy thuộc vào điều kiện lý-hóa trong thiên thể như nhiệt độ và mật độ cuả vật chất và từ trường. Do đó các nhà thiên văn phải sử dụng nhiều loại kính thiên văn hoạt động trên những miền phổ khác nhau để nghiên cứu những bức xạ vũ trụ. Vô số hệ sao trong vũ trụ có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN