tailieunhanh - Khái niệm Đảng Cộng Sản cầm quyền
Khái niệm Đảng Cộng Sản cầm quyền không có gì xa lạ đối với các nước tư bản chủ nghĩa với nền chính trị đa đảng. Ở đấy, Đảng nào giành thắng lợi trong tranh cử thì đứng ra lập chính phủ của mình và trở thành "đảng cầm quyền". Cũng có nước, một số thế lực chính trị (hay quân sự) giành lấy chính quyền thông qua đảo chính hay lật đổ. | Năm 1951, khi Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của một Đảng cầm quyền và chỉ rõ trong điều kiện lịch sử mới quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên Đảng cũng là Đảng của dân tộc. Cũng có người ngại nói Đảng của dân tộc và sợ trái với bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn là Đảng của giai cấp công nhân theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân nhưng khi đã trở thành Đảng cầm quyền, khi Đảng thực sự là người vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, vừa đại diện cho lợi ích cả dân tộc, được cả dân tộc thừa nhận thì việc khẳng định Đảng cũng là Đảng của dân tộc là hoàn toàn đúng, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng của giai cấp công nhân nên Đảng củng phải đặc biệt chú trọng đến thành phần công nhân trong công tác đảng viên và công tác cán bộ. Nhưng Đảng cũng tránh “chủ nghĩa thành phần” mà hẹp hòi không dám kết nạp và đề bạt những người ưu tú xuất thân từ các thành phần xã hội khác. Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng làm chi mọi đảng viên du xuất thân cho đúng để suy nghĩ và hành động theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Nhưng Người cũng luôn luôn nhắc nhở toàn Đảng về sự thống nhất lợi ích của Đảng và của dân tộc. Trong lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, Người đã chỉ rõ “Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
đang nạp các trang xem trước