tailieunhanh - Đa phương tiện trong dạy học vật lý

Trong khuôn khổ chương trình “Đa phương tiện trong dạy học vật lý” do Hội Vật lý châu Âu bảo trợ (1), Leopold Mathelitsch cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng đa phương tiện trong dạy học vật lý trên thế giới và công bố kết quả khảo sát tập trung vào các phần mềm miễn phí trong Tạp chí quốc tế về dạy học vật lý số tháng 4 năm 2009 (2). | Đa phương tiện trong dạy học vật lý Trong khuôn khổ chương trình Đa phương tiện trong dạy học vật lý do Hội Vật lý châu Âu bảo trợ 1 Leopold Mathelitsch cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng đa phương tiện trong dạy học vật lý trên thế giới và công bố kết quả khảo sát tập trung vào các phần mềm miễn phí trong Tạp chí quốc tế về dạy học vật lý số tháng 4 năm 2009 2 . Những thông tin trong báo cáo này rất hữu ích cho những người dạy và học Vật lý ở nước ta. Nội dung báo cáo bao gồm các vấn đề chính sau đây 1. Mô phỏng Số lượng khổng lồ các phần mềm mô phỏng cho thấy rằng nhiều nhà vật lý thích viết các chương trình của riêng họ và nghĩ rằng chương trình của họ có thể có ích cho người khác. Hệ quả là có nhiều phần mềm mô phỏng về cùng một chủ đề thể hiện nội dung tương tự. Rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để một người sử dụng có thể lựa ra được các phần mềm mô phỏng tuyệt với từ rất nhiều các phần mềm tầm thường. Tình trạng được cải thiện khi các tập hợp các phần mềm mô phỏng được công bố. Chẳng hạn công việc tiên phong đã được thực hiện bởi . Hwang 3 . Nhưng trong nhiều trường hợp công việc này được thực hiện bởi các nhóm nhà vật lý hoặc thậm chí các trường đại học thường được tài trợ bởi các quỹ quốc gia. Có thể chỉ ra một số ví dụ ở Mỹ MUPPET CUPLE CUPS 4 CPU 5 PhET 6 . Việc sử dụng mô phỏng trong giảng dạy vật lý ở tất cả các cấp được đẩy mạnh đáng kể nhờ sự phát minh ra các ứng dụng kí sinh applet Java có dung lượng bé linh hoạt. Trong lĩnh vực vật lý các chương trình và phần mềm mô phỏng nhỏ này có tên gọi đặc biệt là Physlets từ đóng góp ban đầu của W. Christian và cộng sự 7 . Chúng ta đã thấy rằng các nhà vật lý thích viết các chương trình của riêng họ song việc viết chương trình cũng có ý nghĩa giáo dục đối với sinh viên. Trong cả hai trường hợp trung tâm của sự chú ý phải là vấn đề vật lý còn việc lập trình đồ hoạ hoặc yếu tố tương tác là một gánh nặng không mong muốn. Nhằm giúp những người không phải là chuyên gia xây dựng các phần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN