tailieunhanh - Người thầy giáo từ phương pháp cổ truyền sang phương pháp tích cực

Từ ông đồ dạy tam tự kinh với cái roi mây bên cạnh tráp sách, với đám học trò vây quanh đến thầy giáo ngày nay đĩnh đạc trên bục giảng, trong các lớp học khang trang với biết bao phương tiện, công cụ tân kỳ, có một sự khác biệt hết sức lớn. | Người thầy giáo từ phương pháp cổ truyền sang phương pháp tích cực Từ ông đồ dạy tam tự kinh với cái roi mây bên cạnh tráp sách với đám học trò vây quanh đến thầy giáo ngày nay đĩnh đạc trên bục giảng trong các lớp học khang trang với biết bao phương tiện công cụ tân kỳ có một sự khác biệt hết sức lớn. Ngày nay với học thuyết lấy người học làm trung tâm trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của hôm nay và mai sau với việc ứng dụng hệ thống phương pháp tích cực đang có những biến đổi về chất trong cách học và cách dạy. Học sinh đến trường không phải chỉ để nghe để nhìn những điều thầy dạy thầy chỉ dẫn mà điều cốt yếu là để làm. Từ chưa biết làm đến biết làm rồi ham thích làm làm tốt hơn làm hay hơn. Không những chỉ làm theo những cái mẫu sẵn có mà làm theo cái sẽ phải có cần phải có để cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Thao phương pháp lấy người học làm trung tâm học sinh sẽ giữ vai trò chủ động tích cực trong học tập. Quá trình giáo dục sẽ chuyển dần thành quá trình tự giáo dục tự vận động. Học sinh được sống và học tập với tư cách đích thực là mình không bị gò ép áp đặt. Với phương pháp tích cực ngày càng chiếm ưu thế trong trường học vai trò của người thầy sẽ ra sao sự hiện diện của người thầy có cần thiết nữa không Nếu như trước kia người thầy làm nhiệm vụ chuyển tải tri thức đến học sinh là chính thì ngày nay nhiệm vụ của thầy làkích thích là thức tỉnh được hứng thú học tập của học sinh để từ đó học sinh tự giác học với cách tổ chức và phương pháp có hiệu quả nhất theo tinh thần tự quản tự kiểm tra. Kích thích thức tỉnh không có nghĩa là dỗ dành như kiểu vừa dạy vừa dỗ cũng không phải là mệnh lệnh áp đặt và có khi kèm theo cả trừng phạt. Kích thích thức tỉnh nhưng vẫn tôn trọng học sinh thông hiểu học sinh. Có thể gọi đây là khâu khởi động của bất kỳ một quá trình vận động nào. Vai trò cảu người thầy trong khâu này quả là rất cần thiết và rất khó khăn phức tạp. Trong quá trình tự vận động không thể tránh khỏi những trục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    198    5    28-01-2025
54    163    1    28-01-2025
5    141    0    28-01-2025
6    133    1    28-01-2025
22    164    2    28-01-2025
89    140    0    28-01-2025
7    121    0    28-01-2025