tailieunhanh - Viễn cảnh kinh tế năm 2010 và hàm ý chính sách phần 3

Với việc tăng thuế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn, làm giảm động lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Nếu tăng thuế thu nhập thì mức tiêu dùng cũng giảm, làm giảm một phần tổng cầu. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh và cạnh tranh với các nước trong khu vực để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, thì khả năng tăng thuế thu nhập doanh nghiệp là không nhiều. Thêm vào đó, việc cam kết các điều khoản của WTO và. | Với việc tăng thuế các doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn làm giảm động lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Nếu tăng thuế thu nhập thì mức tiêu dùng cũng giảm làm giảm một phần tổng cầu. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh và cạnh tranh với các nước trong khu vực để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn thì khả năng tăng thuế thu nhập doanh nghiệp là không nhiều. Thêm vào đó việc cam kết các điều khoản của WTO và tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và các khu vực tự do kinh tế cũng dẫn tới cắt giảm thuế quan chứ không phải ngược lại. Do đó cơ hội tăng thuế đối với chính phủ chủ yếu đến từ việc tăng thuế thu nhập cá nhân. Đây là đối tượng còn dư địa cho chính sách thuế nhưng cũng chưa cải thiện được về quy mô trong ngắn và trung hạn vì đối tượng thu thuế và số thu thuế hiện không đáng kể chỉ khoảng tỷ năm . Do đó việc tăng thuế để cải thiện nguồn thu có tính khả thi thấp trong điều kiện hiện nay. Vì lý do trên Chính phủ sẽ buộc phải tài trợ cho ngân sách bị thâm hụt trong thời gian tới chủ yếu thông qua vay nợ. Có hai nguồn vay nợ. Nguồn thứ nhất thông qua vay nợ trong nước và nguồn thứ hai thông qua vay nợ nước ngoài. Đối với nguồn thứ nhất là nguồn đang tăng trong những năm gần đây đặc biệt là trước khi xảy ra khủng hoảng thế giới thì hậu quả của nó là khiến lãi suất chung bị ghìm giữ ở mức cao. Do đó việc vay nợ nội địa quy mô lớn khiến giữ cho mặt bằng lãi suất cao hoặc ít nhất là không duy trì được mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế. Đối với nguồn thứ hai thì việc vay nợ thành công từ nước ngoài đồng thời có thể tài trợ cho thâm hụt trên cán cân thanh toán. Tuy nhiên việc vay nợ nước ngoài thường xuyên và quy mô ngày càng tăng có thể dẫn tới những rủi ro rất cao như từng thấy đối với các nước Mỹ La tinh vào những năm 1980-1990. Vấn đề thâm hụt ngân sách trong một thời gian tương đối dài có thể biện minh được phần nào trong mô hình Nhà nước phát triển developmental state

TỪ KHÓA LIÊN QUAN