tailieunhanh - Báo cáo " Kết quả nghiên cứu bổ sung về hệ tầng Đa Niêng ở Tây Bắc Bộ"

Hệ tầng Đa Niêng (với tên gọi ban đầu là "điệp Đa Niêng”) ở Tây Bắc Bộ được Nguyễn Xuân Bao [1] xác lập năm 1969 trong quá trình đo vẽ địa chất tờ Vạn Yên, tỉ lệ 1:. Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu về sau hệ tầng không được công nhận là một phân vị độc lập. Khi khảo sát lại các mặt cắt của hệ tầng và vận dụng Qui phạm địa tầng Việt Nam (1994), chúng tôi nhận thấy vẫn cần coi hệ tầng Đa Niêng là một phân vị thạch địa tầng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 23 2007 257-262 Kết quả nghiên cứu bổ sung về hệ tầng Đa Niêng carbon hạ ở Tây Bắc Bộ Tạ Hoà Phương1 Đoàn Nhật Trưởng2 Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam 2 Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản Nhận ngày 13 tháng 6 năm 2006 Tóm tắt. Hệ tầng Đa Niêng với tên gọi ban đầu là điệp Đa Niêng ở Tây Bắc Bộ được Nguyễn Xuân Bao 1 xác lập năm 1969 trong quá trình đo vẽ địa chất tờ Vạn Yên tỉ lệ 1 . Tuy nhiên trong một số công trình nghiên cứu về sau hệ tầng không được công nhận là một phân vị độc lập. Khi khảo sát lại các mặt cắt của hệ tầng và vận dụng Qui phạm địa tầng Việt Nam 1994 chúng tôi nhận thấy vẫn cần coi hệ tầng Đa Niêng là một phân vị thạch địa tầng độc lập. Bài viết này nhằm khẳng định điều đó bổ sung những tư liệu mới về nội dung khối lượng cũng như về cơ sở cổ sinh định tuổi cho hệ tầng. Tài liệu trong bài viết chủ yếu do các tác giả tự thu thập một phần khác do một trong hai tác giả ĐNT thu thập cùng đồng nghiệp khi thực hiện đề tài Nghiên cứu cổ sinh địa tầng và tướng đá cổ địa lý các thành tạo trầm tích Devon thượng- Carbon hạ Bắc Việt Nam 2 . Trong bài viết này các hóa thạch Trùng lỗ do Đoàn Nhật Trưởng xác định các hoá thạch Răng nón - Tạ Hoà Phương xác định. Bài báo được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của chương trình Khoa học Tự nhiên bộ Khoa học và Công nghệ. 1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Khi đo vẽ địa chất tờ Vạn Yên Nguyễn Xuân Bao 1 đã xác lập hệ tầng với tên gọi ban đầu là điệp Đa Niêng gồm đá vôi đen phân lớp vừa chưá ổ silic và xen các lớp silic mỏng. Phân vị địa tầng này nằm trên điệp Bản Cải gồm đá phiến silic ở phần dưới và đá vôi dạng dải ở phần trên. Trong công trình đó ông không chọn mặt cắt chuẩn cho hệ tầng nhưng qua tên Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-8542251 E-mail truongdoannhat@ gọi cũng như mặt cắt mà ông mô tả đầu tiên có thể coi mặt cắt Bản Cải - Phu Đa Niêng là mặt cắt chuẩn holostratotyp của phân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.