tailieunhanh - Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 1 part 7

Tham khảo tài liệu 'thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 1 part 7', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIEU CHI TIẾT GV gợi dãn Hai bài thơ trên viết cách nhau khoảng hơn một năm 1947- 1948 nhưng cùng được khơi nguồn cảm hứng từ cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc cùng thể hiện tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ của Bác Hồ. Mỗi bài lại có vẻ hay riêng. CẢNH KHUYA 1. Câu khai 1 . HS đọc Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Lắng nghe âm hưởng của câu thơ. GV hỏi - Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây - Tác dụng nghệ thuật của nó - lìm đọc thuộc lòng những câu thơ khác tả tiếng suối. - Thử hình dung trong tưởng tượng của em hình ảnh mà câu thơ trên đã gợi ra. HS trả lời đọc tự nói tưởng tượng của mình. Định hướng - Mở đầu bài thơ là tả âm thanh tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây mơ hồ bên tai nhà thơ khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm trăng khuya tĩnh lặng. - So sánh tiếng suối vói tiếng hát là lấy con người làm chủ làm cho âm thanh của thiên nhiên - tiếng suối xa cũng trở nên gần gũi thân mật như con người giống con người trẻ trung trong trẻo. Từng có nhiều câu thơ hay tả tiếng suối tiếng hát bằng biện pháp so sánh trực tiếp Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm. Nguyên Trãi. Côn Sơn ca . Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền Thế Lữ. Tiếng sáo Thiên Thai 307 Nhưng tất cả đều tả tiếng suối chưa cụ thể gần gũi sống động như câu thơ của Bác. 2. Câu thừa 2 HS đọc diễn cảm và lắng nghe âm hưởng câu thơ. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. GV hỏi - Giải thích tác dụng của điệp từ lồng. - So vói câu thơ đầu tác giả vẽ lại một vẻ đẹp khác. Đó là vẻ đẹp gì - Đọc câu thơ này ngưòi ta thường hay nhắc đến những câu thơ nào của ai Trong tác phẩm nào HS suy diễn Hên tưởng phát biểu. Định hướng - Nếu vẻ đẹp ở câu thơ đầu là vẻ đẹp của âm thanh thì câu 2 lại đem đến cho người thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc thi trung hữu nhạc thì câu này là trong thơ có vẽ thi trung hữu hoạ . - Điệp từ lồng được sử dụng thật đắt thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN