tailieunhanh - Khí tượng vệ tinh phần phần 4
Tham khảo tài liệu 'khí tượng vệ tinh phần phần 4', kỹ thuật - công nghệ, tự động hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Quay trở lại thí dụ giữa các kênh 10 7pm đến 3 9pm chúng ta có thể quan sát được nhiệt độ chói khác nhau ở trong một đám mây khi đi từ kênh này sang kênh khác nhờ đó người ta có thể nhìn sâu vào trong mây. Chỉ có một đòi hỏi là mây phải có gradient nhiệt độ thẳng đứng nào đó như ở hình vẽ . Bức xạ phát ra từ trong mây phải bắt nguồn từ nhiệt độ khác nhau. Những áp dụng thực tế được rút ra từ việc so sánh các kênh vệ tinh mà các đối tượng của chúng có sự khác nhau về khả năng phát xạ. Hình là ảnh mây lấy từ thiết bị đo bức xạ tiên tiến độ phân giải rất cao AVHRR trong trường hợp có lũ quét ở Đông nam Texas. Ảnh trên phía trái là kênh 3 9 pm kênh3 còn ảnh trên bên phải là kênh 10 7pm kênh 4 . Cả hai đều có đỉnh cầu vồng được tăng cường màu cho những mây có nhiệt độ nhỏ hơn - 20 0 C. Màu đen sang mây màu trắng bên trong khu vực tô màu ở kênh 4 chỉ ra nhiệt độ đỉnh mây nhỏ hơn -70 0C sẽ cho ta biết vị trí của mây dông hầu như dầy đặc. Ta nhận thấy về trung bình trên các đỉnh của mây dông kênh 3 ấm hơn nhiều. Khi hiệu giữa kênh 3 và 4 được lấy ra ta có ảnh 3 ở phía dưới hình đó. Những khu vực màu đỏ chỉ cho ta ở đâu kênh 3 ấm hơn như các đỉnh mây dông. Chúng ta có thể thấy được bức xạ từ phía dưới phát triển lên trên ở phần mây có nhiệt độ ấm hơn. Song đôi khi gradient thẳng đứng cũng cho ta biết có một lớp nghịch nhiệt đỉnh thì ấm đáy thì lạnh . Trong những trường hợp như thế bức ảnh hiệu 2 kênh lại cho ta màu xanh da trời blue . Mây thấp ở phía tây của mây dông là một thí dụ loại này. Hình So sánh khả năng phát xạ trên các kênh khác nhau 16 Trong hầu hết các trường hợp sương mù và mây St stratus xảy ra ở các lớp nghịch nhiệt và dạng hiệu các kênh này là rất hữu ích trong việc phân biệt các khu vực 45 đó. Cần nhớ rằng khả năng phát xạ của mây không chỉ thay đổi với bước sóng mà cả với thành phần của mây. Cân bằng bức xạ vào - ra trong hệ thống khí quyển và trái đất Bức xạ mặt trời đi tới thị phổ là chủ yếu sẽ điều khiển khí quyển trái đất phát xạ hồng
đang nạp các trang xem trước