tailieunhanh - Báo cáo khoa học: Ghi nhận hoạt động mặt trời trong tháng 9 năm 2005 bằng kính thiên văn tại trường Đại học Sư phạm Tp. HCM

Bài báo trình bày kết quả chụp ảnh vết đen Mặt Trời trong ngày 15/9/2005 một trong những ngày Mặt trời hoạt động mạnh gây hậu quả nghiêm trọng cho Trái Đất mà khắp nơi trên thế giới ghi nhận. Thời tiết Vũ trụ bị chi phối bởi Mặt trời (MT). Hoạt động Mặt trời (HĐMT) thường khởi đầu bằng sự xuất hiện vết đen trên đĩa MT, thể hiện sự bất thường trong từ trường MT. Sau đó là các vụ bùng nổ (BNMT), phóng thích đột ngột một lượng năng lượng khổng lồ kèm các bức xạ. | Science Technology Development Vol 12 - 2009 GHI NHẬN HOẠT ĐỘNG MẶT TRỜI TRONG THÁNG 9 NĂM 2005 BẰNG KÍNh tHiÊN VẲN tại trường ĐHSP Trần Quốc Hà Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM TÓM TĂT Bài báo trình bày kết quả chụp ảnh vết đen Mặt Trời trong ngày 15 9 2005 một trong những ngày Mặt trời hoạt động mạnh gây hậu quả nghiêm trọng cho Trái Đất mà khắp nơi trên thế giới ghi nhận. Từ khóa Hoạt động Mặt trời vết đen bùng nổ Sự phóng vật chất từ Nhật hoa 1. TỎNG QUAN Thời tiết Vũ trụ bị chi phối bởi Mặt trời MT . Hoạt động Mặt trời HĐMT thường khởi đầu bằng sự xuất hiện vết đen trên đĩa MT thể hiện sự bất thường trong từ trường MT. Sau đó là các vụ bùng nổ BNMT phóng thích đột ngột một lượng năng lượng khổng lồ kèm các bức xạ điện từ. Đồng thời có thể kèm theo các vụ phóng vật chất từ Nhật hoa CME là các đám mây từ và plasma. Ngoài ra còn có các sự kiện proton là sự phóng thích bất thường luồng hạt proton năng lượng cao từ MT. Các luồng bức xạ bất thường đó khi đi vào không gian giữa MT và Trái đất TĐ sẽ làm thay đổi môi trường không gian. Khi đến TĐ chúng sẽ gây ra hàng loạt biến động trong khí quyển tầng cao của TĐ như bão từ bão điện ly. Các biến động đó đến lượt mình lại tác động không ít đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ảnh hưởng của thời tiết Vũ trụ đến TĐ và cuộc sống con người đang nhận được sự quan tâm sâu sắc trong thời đại hiện nay. Nhiều phương tiện nghiên cứu ghi nhận biến đổi thời tiết Vũ trụ như các vệ tinh nhân tạo kính thiên văn vô tuyến kính thiên văn quang học hiện đại đã được sử dụng nhằm mục đích phát hiện kịp thời những biến động của MT nghiên cứu qui luật hình thành và tiến triển của HĐMT tiến tới dự báo dự phòng cho TĐ. Ở Việt Nam hiện nay chưa có trạm quan trắc trực tiếp MT. Tuy vậy ở một số trường đại học trong khuôn khổ giảng dạy môn thiên văn việc sử dụng kính thiên văn để ghi nhận vết đen VĐMT một thể hiện của HĐMT có thể tiến hành và có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy. Tại Trang 12 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN