tailieunhanh - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOÀI TẢO KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa cả về hình thức cũng như đối tượng nuôi. Trong đó, động vật thân mềm được xem như là những đối tượng rất có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. | là loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ phân bố và được ứng dụng vào nuôi rộng rãi trên khắp thế giới, bắt đầu phát triển nuôi tại Việt Nam vì giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt hầu thơm ngon và bổ, giá trị dinh dưỡng cao (chứa 45 – 75% protein, 7 -11% lipid, 19 – 38% glucid, nhiều chất khoáng và vi-ta-min), có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi, chống béo phì và nâng cao tầm vóc nên hầu là loài có giá trị kinh tế lớn. Thịt hầu có thể ăn sống (với wasabi và chanh đang được hầu hết các nước ưa chuộng), nấu chín, phơi khô hay đóng hộp. Ngoài giá trị làm thức ăn, nó còn có giá trị y học; vỏ hầu dùng để nung vôi, làm bột phấn, làm vật bám để nuôi hầu hay các loài hải sản khác. Do những giá trị trên nên mặc dù nguồn lợi hầu này rất lớn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nghề nuôi hầu đang được phát triển ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Italia, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với quy mô rất lớn để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ở Việt Nam, phong trào nuôi hầu phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2004 trở lại đây nhưng chưa đủ số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa chủ động tạo ra được nguồn giống nhân tạo đủ về số lượng và chất lượng cho nuôi.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN