tailieunhanh - Người đẹp Ca dao

Người đẹp Ca dao Từ thuở hồng hoang lịch sử tới nay dù cho sự tiến hóa của con người đã từng bước tiến theo sự chinh phục không gian, xâm chiếm tới cả Cung Quảng, sự tôn thờ nhan sắc người phụ nữ vẫn là câu chuyện hàng đầu được đề cập tới. Điều này được biểu hiện rõ rệt trong văn chương bình dân. Và thực thế nếu thi ca vắng thiếu hình tượng này cũng khó khơi gợi con người, tất nhiên không thể đề cập tới loại thơ mang tính cách lý tưởng khác. Trong thi ca người. | Người đẹp Ca dao Từ thuở hồng hoang lịch sử tới nay dù cho sự tiến hóa của con người đã từng bước tiến theo sự chinh phục không gian xâm chiếm tới cả Cung Quảng sự tôn thờ nhan sắc người phụ nữ vẫn là câu chuyện hàng đầu được đề cập tới. Điều này được biểu hiện rõ rệt trong văn chương bình dân. Và thực thế nếu thi ca vắng thiếu hình tượng này cũng khó khơi gợi con người tất nhiên không thể đề cập tới loại thơ mang tính cách lý tưởng khác. Trong thi ca người ta thường gặp bóng dáng của giai nhân khi ẩn khi hiện diễn biến dưới mọi tâm trạng của con người muôn thuở đem lại cho họ những bóng mát của tâm hồn. Người ta cho dù được vuốt ve mơn trớn hay bị phũ phàng xô đảy trong chiến tranh hay thanh bình sắc đẹp của người đàn bà thường có sức mạnh chi phối. Nhưng thế nào là một phụ nữ đẹp điều này thiết nghĩ khó mà đưa ra một mẫu số chung của tiêu chuẩn bởi thẩm mỹ quan mỗi người một khác nhau vả chăng vẫn một mẫu người đó xét ra có những điểm cần bổ khuyết nhưng bởi lui tới nhau thường xuyên mà những dạng hình nó đã biến đổi khác. Hơn nữa mỗi thời đại người ta nhận định khác nhau về định mức sắc đẹp đó chưa nói tới bàn tay phẫu thuật của các nhà thẩm mỹ học tạo dựng nên. Nhưng dù xưa hay nay quan niệm người đàn bà đẹp đương nhiên cả tinh thần lẫn thể xác người ta dường như vẫn không sai khác quan niệm mấy Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Tất nhiên xấu đây chỉ có tính cách tương đối thôi không thể là những Chung Vô Diệm nhưng người ta vẫn cho rằng người đẹp số kiếp thường gian truân mong manh và để an ủi những ai chẳng may rơi vào tình trạng hẩm hiu đó mà Đặng Trần Côn 1710 - 1750 đã viết trong Chinh Phụ Ngâm Thiên địa phong trần Hồng nhan đa truân Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm 1705 - 1748 đã chuyển nôm tuyệt diệu tài tình tưởng như nguyên tác không phải do chuyển ngữ nữa và đã có dư luận lập luận không phải công của Đoàn Thị Điểm Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Nguyễn Du 1766 - 1820 trong Đoạn Trường Tân Thanh sáng tác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN