tailieunhanh - Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách - Th.S. Cao Thu Hằng

hư chúng ta đã biết, sự hình thành và phát triển nhân cách là do ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện tồn và tính tích cực của cá nhân tạo thành. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử – cụ thể mà cá nhân đó sống. | VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH . CAO THU HẰNG Viện Triết học Viện Khoa học xã hội Việt Nam Trên cơ sở làm rõ các khái niệm nhân cách phát triển nhân cách và giá trị đạo đức truyền thống tác giả bài viết đã đưa ra và luận giải một số phương diện trong sự tác động ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống đến sự hình thành và phát triển nhân cách đặc biệt là nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của các giá trị đạo đức trong quá trình này và coi đây là tiền đề khách quan để xây dựng nhân cách Việt Nam vừa mang tính hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Như chúng ta đã biết sự hình thành và phát triển nhân cách là do ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện tồn và tính tích cực của cá nhân tạo thành. Theo đó nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống. Nhân cách là những phẩm chất xã hội là sản phẩm của xã hội hiện tồn. ở mỗi thời đại khác nhau luôn có những kiểu loại nhân cách khác nhau đặc trưng cho xã hội đó như nhân cách xã hội thời Cổ đại Trung cổ Cận đại Hiện đại . . 1 . Vậy vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống trong sự hình thành nhân cách là như thế nào Khi sinh ra con người chưa phải là một nhân cách . Để trở thành một nhân cách con người cần tham dự vào các hoạt động xã hội. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm đời sống xã hội. ở mỗi giai đoạn lịch sử kinh nghiệm xã hội thể hiện trình độ làm chủ của con người đối với lực lượng tự nhiên và lực lượng xã hội. Nó thể hiện một cách khách quan được vật thể hóa vào trong giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. 1 Nó có thể ở trong những vật thể cụ thể trong công cụ sản xuất trong các quan hệ xã hội trong ngôn ngữ hoặc trong những hình thức và phương pháp tư duy. Quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm của đời sống xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa sự đối

TỪ KHÓA LIÊN QUAN