tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ PHƯƠNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH CÂU HỎI DÙNG TRONG GIAO TIẾP Ở LỚP HỌC TIẾNG ANH"

Ngày nay, cùng với sự phát triển của phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, tương tác trong lớp học giữa người dạy và người học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao tiếp của người học ngoại ngữ. Để tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho người học thực hành kỹ năng giao tiếp trong lớp học, người dạy nên tạo ra một môi trường tương tác mang tính thực tế, hữu hiệu và thường xuyên. Bài báo này xin được đưa ra một số phương cách điều chỉnh câu hỏi. | MỘT SỐ PHƯƠNG CÁCH ĐIỀU CHÍNH CÂU HỎI DŨNG TRONG GIAO TIẾP Ở LỚP HỌC TIẾNG ANH SOME QUESTION MODIFICATION DEVICES USED IN ENGLISH CLASSROOM INTERACTION PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nang TÓM TẮT Ngày nay cùng với sự phát triển của phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp tương tác trong lớp học giữa người dạy và người học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao tiếp của người học ngoại ngữ. Để tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho người học thực hành kỹ năng giao tiếp trong lớp học người dạy nên tạo ra một môi trường tương tác mang tính thực tế hữu hiệu và thường xuyên. Bài báo này xin được đưa ra một số phương cách điều chỉnh câu hỏi question modification devices nhằm giúp cho giao tiếp được duy trì tiến triển và kết thúc hữu hiệu trong lớp học. ABSTRACT Nowadays along with the development of the communicative language teaching the interaction between teachers and learners plays an important role in improving communicative competence for foreign language learners. In order to bring about more opportunities for practising communicative skills in the classroom teachers should create an interactive environment with practicality efficacy and regularity. This article presents some question modification devices with the hope to retain develop and finish the conversation effectively in the classroom. 1. Đặt vấn đề Lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình phức tạp mang nhiều yếu tố tương liên. Nó xảy ra thông qua quá trình tương tác. Krashen 1980 khẳng định rằng sẽ không có sự lĩnh hội nếu người học không hiểu được ngôn ngữ mà họ tiếp nhận. Để dẫn đến sự lĩnh hội đó ngữ liệu giảng dạy phải được chọn lựa đơn giản hoá hoặc điều chỉnh để trở nên dễ hiểu phù hợp với trình độ năng lực hiện có của người học. Người dạy trong suốt quá trình tương tác ở lớp nên trang bị một số thủ thuật giảng giải các ngữ liệu mới để có thể duy trì hoạt động giao tiếp giúp người học hiểu và tham gia vào hoạt động tương tác một cách hữu hiệu. 2. Các phương cách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN