tailieunhanh - SO SÁNH VĂN HÓA ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á

Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một nước Đông á, còn Việt Nam thuộc Đông Nam á. Không dễ gì đem văn hoá thuộc hai khu vực khác nhau để so sánh, nhưng chúng ta lại rất cần đến nghiên cứu so sánh để có thể hiểu sâu thêm từng đối tượng và hiểu rộng thêm mối quan hệ giữa các đối tượng này. Mặt khác, sự phân chia thành các khu vực văn hoá, thực chất cũng chỉ. | SO SÁNH VĂN HÓA ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM - NHẬT BẢN Vũ Minh Giang Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một nước Đông á còn Việt Nam thuộc Đông Nam á. Không dễ gì đem văn hoá thuộc hai khu vực khác nhau để so sánh nhưng chúng ta lại rất cần đến nghiên cứu so sánh để có thể hiểu sâu thêm từng đối tượng và hiểu rộng thêm mối quan hệ giữa các đối tượng này. Mặt khác sự phân chia thành các khu vực văn hoá thực chất cũng chỉ là một cách làm của các nhà khoa học nhằm phân lập một cách tương đối một thực thể nào đó chứ hoàn toàn không có nghĩa là chia cắt chúng một cách tuyệt đối. Hơn thế do tác động của hoàn cảnh lịch sử các dân tộc thuộc các khu vực văn hoá khác nhau lại có nhiều mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp vì vậy so sánh để tìm ra những mối liên hệ rút ra những điểm tương đồng và dị biệt lại là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. Nhật Bản và Việt Nam có thể coi là những trường hợp như thế. Hơn nữa Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa nên có không ít những điểm tương đồng nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn những biểu hiện của ảnh hưởng này lại tìm ra những khác biệt đáng kể. Chọn Nhật Bản để so sánh tác giả muốn đạt tới sự nhận thức sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam và qua đó góp phần hiểu thêm về mối quan hệ Đông á và Đông Nam á. Có nhiều phương pháp so sánh nhưng phương pháp được sử dụng trong bài này là so sánh theo tiêu chí. Theo chúng tôi có thể chọn 5 tiêu chí sau đây 1. Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái. Với nhận thức của khoa học ngày nay điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái được coi là tác nhân cực kỳ quan trọng đến sáng tạo văn hoá của con người. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và con người là nhân tố chính tạo nên đặc trưng văn hoá. 2. Sự hình thành nhà nước đầu tiên. Đây là sự kiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi dân tộc vì sự xuất hiện nhà nước vừa là cái mốc bước nhảy vọt của một cộng đồng cư

TỪ KHÓA LIÊN QUAN