tailieunhanh - QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG

Quan hệ giữa văn hoá và văn học, tự thân nó, là một câu chuyện cũ. Và, như người ta thường nói, cũ như trái đất. Thế mà hiện nay, chính trái đất cũng đang mỗi ngày một phẳng(1), nên có làm mới mối quan hệ này, cho ngang với mặt bằng thế giới, tưởng cũng là điều cần thiết. Trên đây chỉ là cách nói ẩn dụ. Trong khoa học nói chung và khoa học văn học nói riêng, làm mới một vấn đề cũ, nhất là vấn đề muôn thủa, thì không phải là làm thay đổi. | QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG . Đỗ Lai Thúy Viện Văn hoá - Nghệ thuật HN Quan hệ giữa văn hoá và văn học tự thân nó là một câu chuyện cũ. Và như người ta thường nói cũ như trái đất. Thế mà hiện nay chính trái đất cũng đang mỗi ngày một phẳng 1 nên có làm mới mối quan hệ này cho ngang với mặt bằng thế giới tưởng cũng là điều cần thiết. Trên đây chỉ là cách nói ẩn dụ. Trong khoa học nói chung và khoa học văn học nói riêng làm mới một vấn đề cũ nhất là vấn đề muôn thủa thì không phải là làm thay đổi bản thân vấn đề đó mà đổi thay cái nhìn về nó. Trước đây quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau 2 . Quan hệ này mang tính bề ngoài đôi khi tình cờ không bộc lộ bản chất của nhau. Gần đây nhờ UNESCO phát động những thập kỷ phát triển văn hóa nhờ thức nhận văn hóa là động lực của phát triển nên quan hệ văn hóa và văn học được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt khi xuất hiện văn hóa học và nhân học văn hóa thì văn hóa bắt đầu được coi là nhân tố chi phối văn học. Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này như Trần Đình Hượu Trần Ngọc Vương Đỗ Lai Thúy Trần Nho Thìn 3 . Và khi một số công trình của được dịch và giới thiệu 4 ở Việt Nam thì hướng đi này càng được khẳng định. Tuy nhiên ở đây dường như chưa có sự thức nhận lý thuyết sự mạch lạc lý thuyết khi đụng đến mối quan hệ văn hóa- văn học. Văn hóa chi phối văn học thì đúng rồi nhưng tại sao và như thế nào thì thiết nghĩ cần được làm rõ. Ngày nay hẳn ai cũng thừa nhận văn hóa là một tổng thể một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học 5 . Như vậy văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố toàn thể chi phối

TỪ KHÓA LIÊN QUAN