tailieunhanh - Mỗi thời đại, một cách đọc...
Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhưng khi nó ra đời thì không chỉ là con của nhà văn nữa, mà là sản phẩm văn hóa của xã hội, là đối tượng cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Sự tồn tại của tác phẩm văn chương trong xã hội giúp bạn đọc làm phong phú đời sống tình cảm, nâng cao tầm hiểu biết về nghệ thuật, về kiến thức nhiều mặt của dân tộc và thế giới, về kinh nghiệm sống và đạo đức của con người. Đồng thời dấy lên dư luận xã. | Mỗi thời đại một cách đọc. Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhưng khi nó ra đời thì không chỉ là con của nhà văn nữa mà là sản phẩm văn hóa của xã hội là đối tượng cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Sự tồn tại của tác phẩm văn chương trong xã hội giúp bạn đọc làm phong phú đời sống tình cảm nâng cao tầm hiểu biết về nghệ thuật về kiến thức nhiều mặt của dân tộc và thế giới về kinh nghiệm sống và đạo đức của con người. Đồng thời dấy lên dư luận xã hội đối với tác phẩm khen và chê ca ngợi và phê phán. Dư luận công chúng bao gồm Phê bình chuyên nghiệp và phê bình không chuyên báo chí và xuất bản miệng. Cái sau không nên coi thường vì những nhà phê bình này là số đông thậm chí rất đông có khi hàng triệu người. Như trên đã nói phê bình tác động tới tâm hồn tình cảm người đọc môi trường nghệ thuật trong nhóm xã hội mà họ thường giao lưu giúp họ hình thành thị hiếu và khuynh hướng xã hội nhưng không phải lúc nào tác phẩm nghệ thuật cũng biến thành sức mạnh vật chất đối với người thưởng thức. Sự khảo sát thẩm định và kết luận các giá trị và phản giá trị của tác phẩm của hiện tượng nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của phê bình. Nhà phê bình vừa là người hướng dẫn bạn đọc vừa là nhân chứng của người đọc. Ở đây đòi hỏi nhà phê bình là phê bình chuyên nghiệp mới làm chứng làm trọng tài cho người đọc được bởi công chúng có thị hiếu tâm lý trình độ học vấn khác nhau. Riêng thị hiếu người đọc chúng ta thấy có những hiện tượng đối lập nhau xô bồ Tiến bộ và lạc hậu lành mạnh và lố lăng mà thị hiếu thì không thể một lúc có thể thay đổi được. Vì vậy công việc phê bình phải tạo nên ở công chúng cơ chế đánh giá độc lập bằng cách trang bị cho họ những khái niệm những nguyên lý sơ đẳng về mỹ học về lý luận văn học để họ tự thẩm định khi xem xong một tác phẩm. Biêlinxki nói Không có kiến thức thì không có khoái cảm . Trong phê bình cần tránh hai thái cực hoặc tuyệt đối hóa yếu tố khách quan hoặc tuyệt đối hóa yếu tố chủ quan. Tuyệt đối hóa yếu tố khách quan là nhà phê
đang nạp các trang xem trước