tailieunhanh - SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG 1

Tham khảo tài liệu 'sinh thái học - chương 1', khoa học tự nhiên, công nghệ môi trường phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 1 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI Nguyên lý cơ bản của sinh thái học hiện đại là những khái niệm về sự thống nhất và đối lập một cách biện chứng giữa cơ thể và môi trường. Mỗi cá thể quần thể loài sinh vật bất kỳ nào kể cả con người đều sống dựa vào môi trường đặc trưng của mình ngoài mối tương tác đó sinh vật không thể tồn tại được. Môi trường ổn định sinh vật sống ốn định và phát triển hưng thịnh. Chất lượng môi trường suy thoái thì sinh vật cũng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Nếu môi trường bị phá huỷ thì sinh vật cũng chịu chung số phận. I. Khái niệm và chức năng của môi trường 1. Khái niệm Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau - Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể vì mỗi cá thể mỗi loài mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn. - Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên. - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên Điều 1 Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam 1993 - Môi trường là một phần của ngoại cảnh bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự ở đó cá thể quần thể quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình Vũ Trung Tạng 2000 . Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN