tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌM HIỂU VỀ ĐỀ NGỮ LIÊN NHÂN TRONG CÁC BÀI DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH -VIỆT"
Dựa trên kết quả khảo sát Đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính trị, trên cơ sở những hiểu biết giao văn hóa, dụng học, về chính trị, ngôn ngữ, bài viết đã phát hiện được những nét tương đồng và dị biệt hết sức thú vị về việc sử dụng Đề ngữ liên nhân trong những bài diễn văn chính trị giữa hai ngôn ngữ. | TÌM HIẾU VỀ ĐỀ NGỮ LIÊN NHÂN TRONG CÁC BÀI DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH -VIỆT AN INVESTIGATION INTO INTERPERSONAL THEME In ENGLISH- VIETNAMESE POLITICAL SPEECHES PHAN VĂN HOÀ Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng NGÔ THỊ THAnH mAI HV Cao học khoá 2004-2007 Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh TÓM TẮT Dựa trên kết quả khảo sát Đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính trị trên cơ sở những hiểu biết giao văn hóa dụng học về chính trị ngôn ngữ bài viết đã phát hiện được những nét tương đồng và dị biệt hết sức thú vị về việc sử dụng Đề ngữ liên nhân trong những bài diễn văn chính trị giữa hai ngôn ngữ. ABSTRACT Based on the result of frequency occurrence of Interpersonal Theme in English-Vietnamese political speeches then on the knowledge of cross-culture pragmatics politics as well as linguistics we found out interesting similarities as well as differences of the usage of Interpersonal Theme in English-Vietnamese political speeches. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phân đoạn thực tại câu actual division of the sentence hẳn không còn là thuật ngữ xa lạ với các nhà ngữ pháp học trong vài chục năm gần đây. Chính và nhiều học giả khác thuộc trường phái ngôn ngữ học Praha đã khởi xướng lí thuyết phân đoạn thực tại câu nhằm tìm hiểu ngôn ngữ trong sự hoạt động của nó. Theo Lý Toàn Thắng 7 46 các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái này cho rằng cần phải phân biệt rạch ròi giữa cái gọi là thông tin về sự kiện nói chung material information thể hiện qua cấu trúc cú pháp-ngữ nghĩa của câu và thông tin về một phương diện của sự kiện được người nói coi là quan trọng là cần phải chú ý trong tình huống giao tiếp thông tin này được gọi là thông tin thực tại actual information của câu và được thể hiện chủ yếu là nhờ trật tự và ngữ điệu. Song trật tự và ngữ điệu - 2 tiêu chí dùng để phát hiện thông tin thực tại- không phải thuộc bình diện ngữ pháp nên lẽ dĩ nhiên thông tin thực tại không trực tiếp được thể hiện trong sự phân đoạn câu về mặt cú pháp. Vậy nên nhất thiết phải có một sự phân đoạn nữa .
đang nạp các trang xem trước