tailieunhanh - MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ VĂN HÓA TRONG QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC

Không phải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây, những vấn đề triết học của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫn thực tiễn cuộc sống hôm nay. Song, thực ra, ngay từ thời cận đại, một truyền thống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đã được hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá. | MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ VĂN HÓA TRONG QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC Nguyễn Huy Hoàng Không phải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây những vấn đề triết học của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫn thực tiễn cuộc sống hôm nay. Song thực ra ngay từ thời cận đại một truyền thống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đã được hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá và sự lý giải nó trong triết học trước Mác Có thể nói triết học văn hoá mácxít đã được nảy sinh và phát triển trong lòng của truyền thống này. Bởi thế giờ đây nghiên cứu truyền thống này là một việc làm cần thiết và hữu ích. Trước tiên chúng ta cần phải phân biệt lịch sử các quan niệm về văn hoá với lịch sử của chính văn hoá. Bởi lẽ dù cho những mầm mống của văn hoá đã được phát hiện ra ở những giai đoạn đầu tiên nhất của tồn tại người nhưng không phải ngay lập tức chúng đã nhận được sự phán ánh trong ý thức con người. Ý thức con người có khả năng ấy chỉ ở giai đoạn phát triển cao của văn hoá nhân loại. Phần lớn các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng văn hoá chỉ trở thành một khái niệm độc lập vào thế kỷ XVIII. Đó là lúc sự phát triển của xã hội đã cho thấy sức mạnh hoạt động con người cho thấy con người có khả năng cải tạo thế giới cải tạo xã hội và cải tạo chính bản than mình ra sao. Sự thấu hiểu những khả năng thực sự đó của con người đã dẫn đến sự hình thành một khái niệm mới nhằm thể hiện những phương thức và kết quả hoạt động của con người - khái niệm văn hoá. Việc con người ý thức được vai trò tự chủ của mình trong thế giới hiện thực ý thức được tính tích cực vốn có ở mình để không chịu nằm trong vòng phong tỏa của những lực lượng tự nhiên hay thần thánh đã được thể hiện rõ trong khái niệm văn hoá . Đặt nền móng cho sụ hình thành một khái niệm văn hoá như thế trước tiên phải kể đến những nhà hoạt động xuất sắc của thời đại Phục hưng. Bằng sự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN