tailieunhanh - FRANCIS FUKUYAMA VÀ BƯỚC NGOẶT CỦA NƯỚC MỸ
Năm 1989, Francis Fukuyama, lúc ấy còn là một chuyên viên ít tên tuổi trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, viết một bài làm chấn động giới trí thức Mỹ, và sau đó, toàn cầu. Đó là bài "Điểm Tận của Lịch Sử" (The End of History), khai triển thành cuốn "Điểm Tận của Lịch Sử và Người Cuối Cùng" (The End of History and the Last Man) xuất bản năm 1992. Chứng kiến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và những sự thay đổi lớn lao ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) trong những năm ấy,. | FRANCIS FUKUYAMA VÀ BƯỚC NGOẶT CỦA NƯỚC MỸ Trần Hữu Dũng Francis Fukuyama America at the crossroads Yale University Press 2006 Năm 1989 Francis Fukuyama lúc ấy còn là một chuyên viên ít tên tuổi trong Bộ Ngoại Giao Mỹ viết một bài làm chấn động giới trí thức Mỹ và sau đó toàn cầu. Đó là bài Điểm Tận của Lịch Sử The End of History khai triển thành cuốn Điểm Tận của Lịch Sử và Người Cuối Cùng The End of History and the Last Man xuất bản năm 1992. Chứng kiến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và những sự thay đổi lớn lao ở Đông Au và Liên Xô cũ trong những năm ấy ông táo bạo viết Chúng ta đang chứng kiến không chỉ là sự chấm dứt của chiến tranh lạnh hoặc sự đã qua của một giai đoạn lịch sử nhất định . nhưng chính là điểm tận của lịch sử nghĩa là điểm cuối cùng của sự tiến hoá ý thức hệ của nhân loại và sự phổ cập hoá của thế chế dân chủ phóng khoáng kiểu tây phương như là hình thức chính phủ tối hậu của loài người. Luận đề này của Fukuyama đã gây sôi nổi từ khi ấy và thường được so sánh với luận đề cũng nổi tiếng không kém song gần hoàn toàn trái ngược về Đụng độ giữa các nền văn minh của Samuel Huntington . Dù không khó chỉ trích luận đề của Fukuyama phải nhìn nhận rằng ông thường bị hiểu sai. Như Fukuyama giải thích sau này ông không có ý cho rằng điểm tận lịch sử sẽ là một nền dân chủ phóng khoáng như cụm từ này được hiểu ở phương Tây rằng lịch sử sẽ ngừng nơi đó song chỉ muốn nói rằng mọi người dù ở đâu cũng có ý nguyện được sống trong một xã hội hiện đại và lịch sử luôn luôn tiến theo hướng ấy. Nhưng xin để dành câu hỏi lịch sử có điểm tận hay không cho dịp khác. Ở đây chỉ xin ghi lại rằng Fukuyama tiếp tục được chú ý trong những năm 1990 một phần là do nhiều tác phẩm với nhiều ý kiến mới mẻ ở các lãnh vực khác ông tiếp tục cho ra đời nhưng phần khác là do quan hệ của ông với nhóm trí thức tân bảo thủ ở Mỹ. Nhóm này độ vài chục người gồm một số nhà chiến lược ngoại giao và quốc phòng cao cấp nhà báo nổi tiếng đa số là gốc Do Thái thỉnh thoảng có những kiến nghị kêu
đang nạp các trang xem trước